Đẻ không đau – phương pháp hỗ trợ sản phụ khi chuyển dạ
06:34 - 11/04/2020 Lượt xem: 431
Nhiều sản phụ sau khi sinh lần đầu đã trải qua cảm giác đau đớn khi chuyển dạ; hoặc những trường hợp “con so” sau khi tìm hiểu kinh nghiệm từ những người đi trước; đều mong muốn được đẻ không đau để có thể giảm bớt những khó khăn mà họ sẽ trải qua. […]
Nhiều sản phụ sau khi sinh lần đầu đã trải qua cảm giác đau đớn khi chuyển dạ; hoặc những trường hợp “con so” sau khi tìm hiểu kinh nghiệm từ những người đi trước; đều mong muốn được đẻ không đau để có thể giảm bớt những khó khăn mà họ sẽ trải qua. Hiện nay với sự tiến bộ của nền y học; mong muốn “đẻ không đau” của các sản phụ đã được thực hiện. Bài viết dưới đây góp phần giải đáp những thắc mắc của các sản phụ về phương pháp hỗ trợ giảm đau trong chuyển dạ này.
1. Đẻ không đau là gì?
Đẻ không đau hay còn gọi là kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng.
Đó là một kỹ thuật gây tê được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ.
Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này; để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ.
2. Phương pháp “đẻ không đau” thực hiện được khi nào?
Bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh là người quyết định thời điểm tốt nhất để thực hiện gây tê. Đa phần, gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8 cm. Nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu đau nhiều; hay trong một số trường hợp bệnh lý của mẹ.
Đôi khi “đẻ không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung mở hơn 8 cm; miễn là em bé chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.
3. Khi nào thì không thực hiện được phương pháp này?
Gây tê ngoài màng cứng không thực hiện ở các trường hợp sốt cao, có nhiễm trùng tại vị trí tiêm ở lưng (mụn mủ, nhiễm trùng da…) và nhất là những trường hợp bị rối loạn đông máu.
Gây tê ngoài màng cứng không nên thực hiện ở sản phụ có bệnh lý về thần kinh, bệnh lý cột sống, trường hợp đang chảy máu hoặc trong trường hợp cấp cứu.
Sản phụ bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống không phải là chống chỉ định tuyệt đối.
4. Phương pháp giảm đau này gây nguy hiểm cho bé không?
Hoàn toàn không! Khi thực hiện phương pháp “đẻ không đau”, thuốc sử dụng để gây tê ngoài màng cứng không gây nguy hiểm gì cho bé. Gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở bà mẹ, không gây độc cho bé.
5. Đẻ không đau có gặp những rủi ro gì không?
Rủi ro của phương pháp này có thể là gặp những biến chứng như: đau đầu, buồn nôn và nôn, hạ huyết áp…
Bên cạnh có đó có một tỉ lệ nhỏ khi thực hiện kỹ thuật này thất bại. Khi đó, sản phụ vẫn có cảm giác đau như bình thường khi lựa chọn phương pháp này.
6. Gây tê ngoài màng cứng có làm thay đổi quá trình chuyển dạ không?
Gây tê ngoài màng cứng có thể làm kéo dài thời gian chuyển dạ hơn bình thường một chút nhưng nó không làm tăng nguy cơ mổ lấy thai.
Trên đây là giải đáp về những thắc mắc của sản phụ về đẻ không đau. Tuy nhiên, để lựa chọn được phương pháp này, người mẹ cần thông báo về những tiền sử bệnh lý hoặc dị ứng (nếu có). Và cần được sự tư vấn của bác sĩ. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang