googleb578e89369db4e48.html

Đi du lịch khi mang thai cần lưu ý những gì?

06:54 - 11/04/2021 Lượt xem: 390

]

Đi du lịch khi mang thai được xem là một hình thức giúp bà bầu có khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vận động thể lực phù hợp. Tuy nhiên, thai phụ cần trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để đảm bảo việc đi du lịch trong thai kỳ là an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.

1. Thời gian nào tốt nhất để đi du lịch trong thai kỳ?

Thời gian tốt nhất để đi du lịch có lẽ là giữa thai kỳ của bạn, trong khoảng tuần thứ 14 đến tuần thứ 28. Hầu hết các trường hợp cấp cứu sản khoa phổ biến thường xảy ra trong quý I và quý II. Sau 28 tuần, bạn sẽ cảm thấy di chuyển khó khăn hơn hoặc khó ngồi được lâu ở một tư thế.

2. Trường hợp nào không được khuyến khích đi du lịch trong thai kỳ?

Đi chơi xa không được khuyến khích trong các trường hợp khi thai phụ có một số biến chứng khi mang thai, bao gồm tiền sản giật, vỡ ối sớm và chuyển dạ sinh non. Đi du lịch cũng không phải là một ý hay nếu thai phụ đang mang đa thai.

3. Mẹ bầu nên làm gì trước khi đi du lịch?

Có vài điều thai phụ nên thực hiện để đảm bảo có một chuyến đi du lịch an toàn và thoải mái:

  • Lên lịch thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa trước khi lên đường.
  • Biết trước ngày dự sinh. Nếu chẳng may sản phụ gặp vấn đề trong khi đi du lịch, phải đảm bảo những người chăm sóc biết được địa điểm sản phụ đang ở.
  • Mang theo bất kỳ loại thuốc nào có thể cần, bao gồm cả các thuốc mà bác sĩ đề nghị, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc bôi trĩ hậu môn, bộ dụng cụ sơ cứu và các loại vitamin cần thiết.
  • Kiểm tra xem bạn đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ chưa.
  • Tính trước khoảng thời gian khi khởi hành đến một địa điểm nào đó. Con đường nhanh nhất thường là tốt nhất.
  • Kế hoạch đi du lịch khi mang thai nên linh hoạt để dễ thay đổi. Cân nhắc việc mua bảo hiểm du lịch trước khi đi.

4. Cần làm gì trên một chuyến xe dài trong thai kỳ?

Trong suốt chuyến đi, mỗi ngày hãy chỉ lái xe trong thời gian ngắn. Cố gắng hạn chế lái xe không quá 5 hoặc 6 giờ mỗi ngày. Phải chắc chắn đeo dây an toàn khi ngồi vào xe, ngay cả khi xe của bạn có túi khí. Có kế hoạch dừng xe thường xuyên để cử động và duỗi thẳng chân.

– Lưu ý khi đi máy bay

Đi du lịch khi mang thai cần lưu ý những gì?

Một số hãng hàng không nội địa hạn chế phụ nữ mang thai đi lại bằng máy bay trong tháng cuối của thai kỳ hoặc yêu cầu phải có giấy chứng nhận y tế; một số hãng khác thì không khuyến khích bay đối với phụ nữ mang thai trên 36 tuần. Nếu bạn đang định bay quốc tế, thì các hãng hàng không quốc tế thường yêu cầu ngừng bay sớm hơn mốc này.

Khi đi du lịch bằng đường hàng không, những điều sau có thể giúp cho chuyến đi của bạn thoải mái dễ chịu hơn:

  • Nếu có thể, hãy chọn chỗ ngồi ngay lối đi; như thế bạn sẽ dễ dàng đứng dậy và duỗi thẳng chân trong khi bay.
  • Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có ga trước khi bay.
  • Đeo dây an toàn trong suốt chuyến bay. Dây an toàn nên được thắt thấp trên xương hông, dưới bụng của bạn.
  • Nếu bạn dễ bị buồn nôn, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống buồn nôn cho bạn.

– Du lịch bằng thuyền

Để đề phòng, bạn hãy hỏi bác sĩ xem những loại thuốc nào an toàn để bạn có thể mang theo phòng khi bị say sóng. Những vòng băng đeo chống say sóng có thể giúp ích cho một số người, mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học về hiệu quả của chúng. Những vòng băng này hoạt động trên nguyên tắc bấm huyệt để giúp phòng tránh rối loạn dạ dày.

Một vấn đề cần lưu tâm đối với hành khách đi tàu du lịch là nhiễm norovirus. Norovirus là một nhóm các vi rút có thể gây buồn nôn và nôn mửa nhiều trong 1 hoặc 2 ngày. Bệnh này rất dễ lây và có thể lây lan nhanh chóng trên khắp cả tàu du lịch. Mọi người có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn; uống nước bị nhiễm hoặc chạm phải những chỗ có vi rút. Trước khi bạn mua vé tàu du lịch, hãy kiểm tra xem tàu của bạn đã được kiểm tra về độ an toàn và sức khỏe bởi cơ quan y tế liên quan chưa.

– Thai phụ đi du lịch xa bằng ô tô

Trong một chuyến đi bằng ô tô, hãy dành thời gian lái xe mỗi ngày càng ngắn càng tốt. Luôn thắt dây an toàn mỗi khi trên xe. Đặt dây ở phía dưới xương hông, dưới phần bụng. Phần dây đai ở vai nên đưa ra phía bên bụng và chéo qua giữa ngực. Lên kế hoạch cho xe nghỉ tại các điểm dừng thường xuyên; để bạn có thể di chuyển và duỗi chân, nhằm tránh việc hình thành cục máu đông.

Đi du lịch khi mang thai cần lưu ý những gì

5. Lời khuyên khi đi du lịch nước ngoài trong thời kỳ mang thai

Kiểm tra chính sách bảo hiểm y tế về các điều khoản hỗ trợ quốc tế. Nếu không có, thai phụ có thể mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe đặc biệt dành cho khách du lịch quốc tế.

Du lịch đến các nước đang phát triển đi kèm với nguy cơ sử dụng thực phẩm và nước uống bị ô nhiễm. Khách du lịch có thể bị bệnh nếu họ ăn phải thực phẩm sống, nấu chưa chín hoặc uống nguồn nước chưa được xử lý. Các vấn đề cấp tính ngắn hạn có khả năng sẽ xảy ra, được gọi là bệnh “tiêu chảy du lịch”.

Tình trạng tiêu chảy có thể là một vấn đề nhỏ đối với người không mang thai; nhưng nó thật sự là mối lo ngại lớn đối với bà bầu. Các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm gan A và nhiễm khuẩn listeriosis, cũng có thể lây lan qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Những bệnh này có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả phụ nữ mang thai và thai nhi.

Nếu bị tiêu chảy, thai phụ hãy uống nhiều nước để chống mất nước. Trước khi điều trị tiêu chảy, hãy tìm cách liên hệ và trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn. Cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh các loại thức ăn và nước uống không an toàn.

6. Trường hợp nào cần gọi cấp cứu trong lúc đi du lịch khi mang thai

Thai phụ cần được đưa đến bệnh viện hoặc gọi dịch vụ y tế khẩn cấp ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau vùng chậu, đau bụng hoặc xuất hiện các cơn co thắt
  • Vỡ ối (túi nước ối bị vỡ)
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật (đau đầu liên tục không thuyên giảm; xuất hiện các đốm mờ trong tầm nhìn và một số thay đổi về thị lực, sưng phù ở mặt hoặc tay)
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy nặng
  • Dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu.

Ngay cả khi tình hình sức khỏe của sản phụ hoàn toàn bình thường thì vẫn không thể biết được liệu có vấn đề nguy kịch nào có thể sẽ xảy ra trong chuyến đi du lịch của mình. Do đó, trong quá trình lên kế hoạch cho chuyến đi, hãy tìm sẵn các bệnh viện hoặc phòng khám y tế gần nhất ở nơi sẽ đến.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?