Dị tật sứt môi, hở hàm ếch có di truyền không ?
09:40 - 19/09/2020 Lượt xem: 5762
Tỉ lệ dị tật sứt môi, hở hàm ếch là một trong những loại phổ biến nhất, gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và tương lai của trẻ. Tình trạng này khiến nhiều bố mẹ từng bị sứt môi, hở hàm ếch hoặc có người thân trong gia đình từng bị dị tật này […]
Tỉ lệ dị tật sứt môi, hở hàm ếch là một trong những loại phổ biến nhất, gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và tương lai của trẻ. Tình trạng này khiến nhiều bố mẹ từng bị sứt môi, hở hàm ếch hoặc có người thân trong gia đình từng bị dị tật này rất lo lắng không biết liệu sứt môi hở hàm ếch có di truyền không ? Để giải đáp những băn khoăn này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dị tật sứt môi, hở hàm ếch ở bài viết dưới đây nhé !
1. Sứt môi, hở hàm ếch là gì ?
Hở hàm ếch là tình trạng các mô ở miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi khiến cho vùng mặt trẻ bị biến dạng.
Sứt môi là sự hình thành bất thường khiến phần môi bị hở thay vì khép kín như người bình thường.
Sứt môi, hở hàm ếch có thể hình thành riêng lẻ hoặc đồng thời xảy ra trên cùng một người. Bệnh lý xảy ra khi 3 khối mô bào thai tạo thành môi trên không liền nhau kết hợp với khe vòm miệng.
Sứt môi, hở hàm ếch có thể xảy ra ở một bên hoặc 2 bên, có 3 dạng chủ yếu là:
- Sứt môi không hở hàm ếch.
- Hở hàm ếch không sứt môi.
- Sứt môi kết hợp với hở hàm ếch.
2. Sứt môi hở hàm ếch có di truyền không?
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia thì sứt môi, hở hàm ếch có di truyền. Chúng được xếp vào nhóm bệnh di truyền đa yếu tố (bệnh di truyền chịu sự tác động của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường) hay còn gọi là bệnh di truyền phức hợp (nhiều yếu tố tác động).
Yếu tố di truyền có thể đến từ cả mẹ và bố. Xác suất mắc dị tật sẽ tăng lên nếu gia đình 2 bên từng có người có tiền sử mắc dị tật này. Có thể kể đến kết quả của một số thống kê như sau:
- Nếu bố mẹ bình thường nhưng có con đầu mắc sứt môi, hở hàm ếch thì xác suất con thứ hai mắc phải sẽ là 3-5%.
- Hoặc một trong hai người (bố hoặc mẹ) mắc sứt môi, hở hàm ếch nhưng chưa có đứa con nào mắc dị tật này thì xác suất sinh con ra mắc phải sẽ là 5%.
- Nếu một trong hai người (bố hoặc mẹ) và con đầu mắc sứt môi, hở hàm ếch thì tỉ lệ đứa con thứ tiếp theo sinh ra sẽ cao hơn nữa.
Vì thế, nếu chẳng may bạn thuộc một trong số những trường hợp trên; hãy đến các trung tâm về gen di truyền để làm kiểm tra hệ gen và được tư vấn cụ thể nhất.
3. Làm thế nào để tầm soát được sớm dị tật này ?
Siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh của thai
Khi mang thai, mẹ bầu nên lưu ý những thời điểm siêu âm bắt buộc để xác định thai nhi có phát triển bình thường hay không. Vì đây là cách hiệu quả và đơn giản để phát hiện các dị tật bẩm sinh:
Khi thai được 12 tuần đến 14 tuần:
Siêu âm thời gian này giúp dự đoán dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dị tật.
Nếu có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ, mẹ bầu sẽ cần làm xét nghiệm chọc ối để chẩn đoán dị tật và siêu âm hình thái xem có dị dạng không vào tuần thứ 18 của thai kỳ.
Khi thai được 21 tuần đến 24 tuần:
Siêu âm lúc này có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai như tật hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng.
Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì cần thực hiện trước tuần thứ 28.
Chúng ta không ngăn chặn được tật hở hàm ếch khi tật hình thành trong thai nhi; việc được chẩn đoán sớm hỗ trợ bạn giảm nguy cơ tử vong cho con khi vừa trào đời; đồng thời cũng có thời gian chuẩn bị kế hoạch điều trị cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Phòng ngừa tật hở hàm ếch
Tư vấn về di truyền
Nếu gia đình bạn có người thân từng bị tật hở hàm ếch hoặc sứt môi, khi dự định mang thai; bạn có thể được bác sĩ tư vấn về nguy cơ sinh con bị tật hở hàm ếch; và cách chẩn đoán sớm dị tật này trong quá trình mang thai.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh sẽ giảm đi khi mẹ bầu bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trước và trong giai đoạn mang thai.
Tránh hút thuốc, rượu, bia khi mang thai
Nguy cơ sinh con bị tật hở hàm ếch gia tăng khi bạn sử dụng các chất có cồn. Vì vậy hãy tránh tuyệt đối các chất này bạn nhé!
Báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng
Có thể bạn đang điều trị một bệnh trước khi biết mình mang thai hoặc có ý định mang thai, vì có một số thuốc gây độc cho thai nên bạn hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cho bạn để nhận được sự hướng dẫn hay thay đổi phù hợp nhất.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.
Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn
Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang