Điểm giống và khác nhau giữa Cúm và COVID-19
16:00 - 28/07/2022 Lượt xem: 607 Tác giả: Kim Ngân
Cúm và COVID-19 đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhưng chúng do các loại virut khác nhau gây ra. COVID-19 là do nhiễm một loại vi rút corona mới (gọi là SARS-CoV-2) và bệnh cúm là do nhiễm vi rút cúm.
1. Tổng quan về Cúm và COVID-19
Vì một số triệu chứng của bệnh cúm và COVID-19 tương tự nhau, nên có thể khó phân biệt hai bệnh này nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Có thể cần xét nghiệm để giúp xác định chẩn đoán. Cúm và COVID-19 có nhiều đặc điểm, nhưng có một số điểm khác biệt chính giữa hai loại này.
COVID-19 dường như dễ lây lan hơn bệnh cúm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn ở một số người. Cũng có thể mất nhiều thời gian hơn trước khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng và người bệnh có thể bị lây nhiễm lâu hơn. Hiện nay, đã có vaccim chủng ngừa cúm và covid-19.
Mặc dù ngày càng có nhiều thông tin hơn mỗi ngày, nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về COVID-19 và loại vi rút gây ra nó.
2. Dấu hiệu và triệu chứng
Điểm giống nhau:
Các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 và cúm có thể khác nhau, từ không có triệu chứng đến các triệu chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng chung mà COVID-19 và bệnh cúm cùng có bao gồm:
- Sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh
- Ho
- Khó thở hoặc thở gấp
- Mệt mỏi
- Đau họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
- Đau đầu
- Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù điều này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn
Sự khác biệt:
- Vi rút cúm có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến được liệt kê ở trên. có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
- COVID-19 dường như gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của COVID-19, khác với bệnh cúm, có thể bao gồm thay đổi hoặc mất vị giác hoặc khứu giác
- COVID-19 thì hầu như không kèm với hắt xì, ho và sốt thường xảy ra nhiều hơn, đi kèm với tức ngực, mỏi cơ nhiều hơn và có thể xuất hiện cả tiêu chảy và buồn nôn thậm chí xuất hiện tình trạng mất vị giác hoặc khứu giác. Trong khi các triệu chứng COVID-19 thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc.
3. Điều trị cúm như thế nào?
Không giống như đối với cảm lạnh hoặc coronavirus, tiêm chủng là một cách tốt để ngăn ngừa bệnh cúm mùa. Nếu đã tiêm phòng cúm mà vẫn bị cúm, các triệu chứng thường nhẹ hơn so với khi không tiêm phòng cúm. Hầu hết những người bị cúm đều khỏe lại mà không cần điều trị y tế. Ở nhà và nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và điều trị sốt bằng acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin).
Điều quan trọng cần nhớ là thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích cho bất kỳ trường hợp nhiễm virus nào. Nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng thì bệnh nhân nên được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá xem người bệnh có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không.
4. Làm thế nào bạn có thể tránh bị COVID-19 và cúm?
- Chủng ngừa hàng năm là biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để phòng tránh COVID-19 và cúm.
- Ngoài ra, có thể giảm nguy cơ nhiễm vi rút gây ra COVID-19 và cúm bằng một số biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn như:
- Tránh tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với bất kỳ ai đặc biệt với người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn;
- Đeo khẩu trang ở các không gian công cộng trong nhà và ngoài trời, nơi có nguy cơ lây truyền COVID-19 và bệnh cúm mùa cao, chẳng hạn như tại một sự kiện đông người hoặc tụ tập đông người;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn;
- Tránh không gian đông đúc trong nhà;
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt dễ tiếp xúc, chẳng hạn như tay nắm cửa, công tắc đèn, thiết bị điện tử ...;
- Che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi;
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thai kỳ bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0243.783.6145 hoặc qua trang fanpage của phòng khám để được giải đáp sớm nhất.