Điều trị béo phì như thế nào?
16:58 - 09/08/2023 Lượt xem: 432 Tác giả: Thu Hoàng
1.Mục tiêu và nguyên tắc chung trong điều trị béo phì
Mục tiêu:
- Mục tiêu quản lý và điều trị béo phì không chỉ đơn thuần là giảm cân mà còn cần giảm nguy cơ các biến chứng và cải thiện sức khỏe. Điều trị tốt béo phì có thể làm giảm nhu cầu điều trị các bệnh đồng mắc.
- Mục tiêu giảm cân thực tế: giảm cân 5-15% trong khoảng thời gian 6 tháng là thực tế và đã được chứng minh mang lại lợi ích sức khỏe. Có thể cân nhắc giảm nhiều hơn 20% trở lên với người có chỉ số BMI >=35kg/m3.
- Theo dõi người bệnh: béo phì là một bệnh mãn tính. Người bệnh cần được theo dõi và tái khám thường xuyên để ngăn ngừa tăng cân trở lại và để theo dõi nguy cơ bệnh tật cũng như điều trị các bệnh đồng mắc nếu xuất hiện.
Nguyên tắc chung:
Can thiệp lối sống là nền tảng đảm bảo duy trì giảm cân bền vững, an toàn bao gồm các biện pháp can thiệp dinh dưỡng, tập luyện thể lực, thay đổi hành vi, hỗ trợ tâm lý.
Điều trị bằng thuốc khi can thiệp lối sống trong 3 tháng không giúp giảm được 5% cân nặng, người bệnh có BMI>=25kg/m2.
Phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị và duy trì giảm cân đạt yêu cầu bền vững.
Phối hợp đa chuyên khoa là nền tảng trong mô hình chăm sóc điều trị béo phì.
2. Điều trị cụ thể
Tiết thực
Nguyên tắc điều trị tiết thực:
- Phải điều trị kiên trì, lâu dài, phối hợp nhiều phương pháp.
- Phải điều trị tích cực khi có tăng huyết áp, suy tim…
- Điều trị phải giảm cân một cách từ từ, bên vững đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Chế độ ăn giảm năng lượng
- Giảm tổng năng lượng calo ăn vào nên là yếu tố chính của bất kỳ can thiệp giảm cân nào.
- Điều chỉnh hành vi ăn uống cá nhân và phải thay đổi dần dần, cộng với sự hỗ trợ của gia đình, xã hội, môi trường sống…
- Chế độ ăn cân đối giưa các chất sinh nhiệt không quá nhiều glucid, tỷ lệ thay đổi tùy cá thể thao bệnh lý mắc kèm, thói quen ăn uống.
- Cũng cấp đầy đủ các vitamin cần thiết: vitamin tan trong dầu, kali, sắt, acid amin.
- Hạn chế số bữa ăn trong ngày 3 bữa là đủ, hạn chế ăn loại glucid hấp thu nhanh và các chất béo bão hòa, muối dưới 5g/ngày.
- Kiêng rượu.
- Mục tiêu giảm cân từ khoảng 2-3 kg/tháng
- Tăng cường vận động và tâp thể dục phù hợp với thể trạng.
- Chia chế độ ăn làm 2 giai đoạn: giai đoạn giảm cân và giai đoạn duy trì.
Chế độ vận động trong điều trị béo phì
Hướng dẫn tập luyện:
- Khởi động 5-10 phút
- Tập luyện từ 20-30 phút
- Thư giãn, thả lỏng cơ thể 5-10 phút
- Với những người có bệnh lý nên như tim mạch, người cao tuổi cần được thăm dò tim mạch trước khi tập.
Cường độ tập luyện:
Tập luyện hoạt động thể chất sức bền aerobic là một biện pháp thiết yếu trong các chương trình giảm cân cho người béo phì. Nên thực hiện các bài tập cường độ trung bình 150 phút mỗi tuần, 3 đến 5 lần một tuần, bắt đầu bằng bài tập cường độ thấp và tăng dần cường độ và số lượng tập thể dục theo mức độ thể lực cá nhân.
Thời gian tập luyện:
Có thể tập vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, miễn là phù hợp với nếp sinh hoạt của mình.
Mỗi ngày trung bình 30-40 phút. Hoặc vận động nhiều lần trong ngày, mỗi lần tối thiểu 10 phút. Nên vận động tối thiểu 5 ngày/ tuần, tốt hơn nên tập đều đặn mỗi ngày.
Loại hình tập luyện:
Nên chọn loại hình tập luyện có tính nhịp nhàng, đều đặn, thời gian kéo dài như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh…
Tâm lý liệu pháp trong điều trị béo phì
Tâm lý liệu pháp có thể được áp dụng không chỉ như một can thiệp hành vì được lập trình để kiểm soát cân nặng, mà còn cho mục đích thay đổi hành vi liên quan đến lượng thức ăn và hoạt động thể chất.
Điều trị béo phì từ lâu đã được biết đến là hiệu quả hơn khi các can thiệp về lối sống bao gồm cả liệu pháp hành vi được thực hiện. Liệu pháp hành vi được sử dụng bao gồm tự giám sát, củng cố, kiểm soát kích thích, hành vi thay thế và sự tái tạo nhận thức. Người béo phì nên trải qua liệu pháp hành vi, cùng liệu pháp dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể chất.
Khi điều trị bệnh béo phì, điều rất quan trọng là chẩn đoán và điều trị bất kỳ rối loạn ăn uống nào đang có.
Khi điều trị béo phì phải chấm dứt hoặc giảm hút thuốc hoặc uống rượu.
Hỗ trợ tâm lý bệnh nhân bằng cách chuyện trò hoặc sinh hoạt nhóm bên cạnh các lời khuyên về điều chỉnh chế độ ăn. Bệnh nhân thường bị trầm cảm, lo lắng thất bại trong điều trị.
Thuốc
Nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc
Khuyến cáo mục tiêu chính là giảm 5-10% cân nặng trong 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị.
Thay đổi hành vi sức khỏe là nên tảng trong điều trị béo phì.
Thuốc điều trị béo phì nên được xem xét để giảm cân nặng và cải thiện chuyển hóa.
Trong trường hợp không đạt được mục tiêu giảm cân thông qua can thiêp lối sống ở bệnh nhân có chỉ số BMI >=25 kg/m2, cần xem xét điều trị bằng thuốc. Hai loại thuốc được phê duyệt trong điều trị béo phì gồm orlistat và liraglutide 3,0mg.
Điều trị phẫu thuật trong béo phì
Chỉ định của phẫu thuật giảm cân khi thất bại với các điều trị không phẫu thuật ở người bệnh có BMI>=35kg/m2 hay BMI >=30kg/m2 kèm bệnh lý đồng mắc liên quan béo phì. Mỗi phương pháp phẫu thuật béo phì đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy trường hợp bệnh nhân cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phẫu thuật phù hợp.
- Phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày
- Phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng
- Phẫu thuật nối tắt dạ dày
- Phẫu thuật phân lưu mật tụy
- Phẫu thuật đảo dòng tá tràng
- Phẫu thuật nối tắt dạ dày với 1 miệng nối
- Phẫu thuật khâu gấp nếp dạ dày
- Phẫu thuật tạo hình dạ dày
Béo phì là một căn bệnh làm tăng gánh nặng về kinh tế xã hội do tăng nguy cơ mắc bệnh đi kèm liên quan đến béo phì. Việc quản lý được béo phì là đa yếu tố, các phương pháp điều trị béo phì bao gồm các can thiệp toàn diện về lối sống như liệu pháp dinh dưỡng, hoạt động thể chất, liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc.
Để đặt lịch khám tại phòng khám sản 43 Nguyễn Khang, Quý khách vui lòng bấm số hotline: 02437836145-0342318318 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY