googleb578e89369db4e48.html

Điều trị sùi mào gà như thế nào ?

04:58 - 05/05/2020 Lượt xem: 867

Sùi mào gà là bệnh do virus Human Papilloma gây nên. Đây là loại virus gây u nhú ở người, môi trường sống của chúng là những nơi ẩm ướt, ấm áp như: bộ phận sinh dục, hậu môn, mắt, miệng,…thời gian thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng. Những phụ nữ đang mang thai […]

Sùi mào gà là bệnh do virus Human Papilloma gây nên. Đây là loại virus gây u nhú ở người, môi trường sống của chúng là những nơi ẩm ướt, ấm áp như: bộ phận sinh dục, hậu môn, mắt, miệng,…thời gian thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng. Những phụ nữ đang mang thai sức đề kháng rất yếu nên là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Bệnh sùi mào gà này có thực sự nguy hiểm không ? và điều trị như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !

1. Bà bầu mắc sùi mào gà có nguy hiểm không ?

Như đã nói ở trên, sùi mào gà là một trong các căn bệnh phổ biến và vô cùng nguy hiểm; có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của bệnh nhân. Nếu bà bầu mắc bệnh sùi mào gà không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, dứt điểm; sẽ dễ dẫn đến những nguy không những cho mẹ mà còn cả cho con nhỏ. Cụ thể như:

      • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Các triệu chứng của sùi mào gà chủ yếu đều được bộc lộ ra ngoài; cộng thêm tâm lý lo lắng sẽ lây nhiễm cho người thân cũng như thai nhi; nên người bệnh thường có tâm lý xấu hổ và mặc cảm, tự ti.

Điều trị sùi mào gà
   Mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi mắc sùi mào gà
      • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ

Khi mang thai sức đề kháng của chị em rất yếu nên nếu bị sùi mào gà thì vết thương sẽ phát triển nặng hơn; dẫn đến bội nhiễm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ.

      • Nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

Sùi mào gà có thể gây nên bệnh ung thư ở chị em ngay cả khi mang bầu nếu bạn mắc virus HPV type 16 và 18. Đây là căn bệnh nguy hiểm gây có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

      • Lây nhiễm cho thai nhi

Tuy tình trạng lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ mẹ sang con là rất hiếm; nhưng nếu bạn không may là một trong số ít trường hợp đó thì thai nhi khi sinh ra dễ mắc u nhú thanh quản và bị suy giảm sức đề kháng.

2. Điều trị sùi mào gà khi mang thai như thế nào ?

Điều trị mụn cóc sinh dục trong khi mang thai có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên, vì bản thân mụn cóc thường không gây ra bất kỳ biến chứng nào trong thai kỳ; bác sĩ có thể lựa chọn không điều trị mụn cóc trong suốt thai kỳ. Điều này có thể gây tăng trưởng nhưng sẽ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với sức khỏe của bà mẹ trong thai kỳ.

Không có phương pháp điều trị mụn cóc vùng kín; nhưng có những loại thuốc có thể điều trị làm cho những mụn này mờ nhạt đi. Tuy nhiên, những loại thuốc này rất hạn chế hoặc có thể không được sử dụng cho phụ nữ mang thai

Nếu mụn cóc vùng kín lớn mà bác sĩ tiên lượng nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở thì có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp:

      • Sử dụng Nitơ lỏng

Đóng băng mụn cóc vùng kín bằng ni tơ lỏng. Bệnh nhân mắc sùi mào gà không quá nặng được điều trị bằng phương pháp này. Đây là phương pháp truyền thống với ưu điểm trị bệnh an toàn, hiệu quả, tuy nhiên sẽ gây đau đớn cho người bệnh.

      • Phẫu thuật để cắt bỏ mụn cóc.

      • Đốt bằng laser

Sử dụng laser để đốt cháy mụn cóc đối với những bệnh nhân nhiễm vi rút nặng. Khi ấy tia laser có thể xâm nhập vào sâu âm đạo, tiêu diệt vi rút và các tổn thương, u nhú. Phương pháp được thực hiện trong vòng một giờ, tiến hành đốt laser ba lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà, trong đó có đốt laser. Phương pháp này ưu điểm là có thể triệt để loại bỏ nốt sùi trên da; ngăn chặn sự lây lan ra các tổ chức khác xung quanh.

Tuy nhiên, đốt xong không có nghĩa là sùi mào gà không tái phát. Đây chỉ là biện pháp nhất thời điều trị ngoài da; chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được vi rút; sau đó bệnh dễ phát triển trở lại. Virus HPV vẫn còn trong cơ thể nên khi cơ thể có sức đề kháng kém; mụn sùi có thể sẽ mọc lại bất kỳ lúc nào. Vì vậy vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hết hẳn; cần nhớ rằng do thời gian ủ bệnh của vi rút dài; sau 8 tháng hết thời gian ủ bệnh mới xác định bệnh khỏi hẳn. Bên cạnh đó, việc duy trì đời sống sinh hoạt lành mạnh là điều cần thiết.

4. Lưu ý sau khi điều trị sùi mào gà

Điều trị sùi mào gà không khó tuy nhiên bệnh này rất dễ tái phát vì thế sau khi điều trị xong mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

      • Chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, tập luyện, vận động nhẹ nhàng giúp tăng sức đề kháng phòng bệnh tái nhiễm.
      • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su phòng lây nhiễm bệnh.
      • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
      • Thuốc chữa sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, cần phải hết sức thận trọng, chỉ dùng trong trường hợp thật cần thiết và phải có chỉ định, theo dõi của các bác sĩ.
      • Dù sùi mào gà có điều trị khỏi rồi, không có biểu hiện nhưng bạn vẫn nên chọn cách sinh mổ. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sang bé trong khi sinh.
      • Tiêm dự phòng vacxin HPV trước ít nhất 3 tháng khi có ý định mang thai. Giúp phòng bệnh sùi mào gà và các bệnh như ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục do Human Papillomavirus (HPV) gây ra.

Trong quá trình mang thai mẹ bầu cần lưu ý khám phụ khoa định kỳ, để phát hiện sớm các bệnh lý về phụ khoa và điều trị triệt để, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của mẹ và bé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm; đến từ các viện sản lớn như phụ sản TW, phụ sản hà nội. Đến với phòng khám các mẹ bầu sẽ được khám thai, khám phụ khoa tư vấn điều trị và cách phòng ngừa các bệnh phu khoa giúp mẹ bầu an tâm hơn.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV