googleb578e89369db4e48.html

Điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ mang thai

04:09 - 04/04/2020 Lượt xem: 1849

Việc điều trị tăng huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của mẹ, tuổi thai, mức độ của bệnh, khả năng chịu đựng của thai phụ đối với thuốc… dựa trên các tiêu trí này bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp. 1. Lựa chọn […]

Việc điều trị tăng huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của mẹ, tuổi thai, mức độ của bệnh, khả năng chịu đựng của thai phụ đối với thuốc… dựa trên các tiêu trí này bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.

1. Lựa chọn thuốc tăng huyết áp trong thai kỳ

Hiện chưa có đầy đủ các bằng chứng cho phép lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp trong thai kì.

      • Methyldopa vẫn là thuốc chọn lựa trong khi có thai.
      • Thuốc ức chế canxi (đặc biệt loại tác dụng kéo dài Nifedipine) và hydralazine thường là những thuốc dùng thứ 2.
      • Labetalol được dùng phổ biến như thuốc thứ 2; đặc biệt là tăng huyết áp kháng thuốc vào thai kỳ quý 3.

      • Các chẹn beta khác ít được dùng vì chúng ức chế thai phát triển.
      • Thuốc Thiazide làm giảm tỉ lệ mắc tiền sản giật nhưng đồng thời nó cũng làm giảm thể tích tuần hoàn máu mẹ nên ít được dùng. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc này ở phụ nữ tăng huyết áp trước đó là có hại và có lẽ vẫn tiếp tục dùng được trong thai kỳ.
      • Nên tránh dùng ức chế thụ thể ở phụ nữ muốn có thai và phải ngưng dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu thai phụ đang dùng thuốc đó. Vì vào nó gây thiểu ối, suy thận, hạ huyết áp và tử vong ở thai nhi trong những tháng cuối.

2. Điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ

Mục đích chính của việc điều trị tăng huyết áp là bảo vệ mẹ. Việc điều trị phải đảm bảo hiệu quả và an toàn cho thai.

– Điều trị không dùng thuốc:

Trong các nghiện cứu lâm sàng, với nhiều cách thay đổi lối sống đã giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm huyết áp và giảm tỉ lệ mới mắc tăng huyết áp. Điều chỉnh lối sống bao gồm:

      • Giảm cân đối với những người quá cân.
      • Tập thể dục, yoga nhẹ nhàng thường xuyên.

      • Tăng cường ăn rau xanh và trái cây.
      • Giảm ăn các thực phẩm chứa chất béo toàn phần và loại bão hòa.
      • Ăn giảm muối.
      • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café…

Việc điều trị có mang lại hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ liệu pháp của sản phụ. Khi tuân thủ tuyệt đối huyết áp tâm thu sẽ giảm > 10 mmHg.

– Điều trị dùng thuốc:

Điều trị tăng huyết áp nặng:

Theo khuyến cáo huyết áp tâm thu  ≥ 170 mmHg hoặc huyết áp tâm trương  ≥ 110 mmHg ở phụ nữ mang thai là tăng huyết áp cấp cứu và được chỉ định nhập viện. Ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin và ức chế trực tiếp renin bị chống chỉ định. Điều trị bằng thuốc với labetalol đường tĩnh mạch; methyldopa hoặc nifedipin đường uống nên được khởi trị. Lựa chọn thuốc khi tiền sản giật có phù phổi là nitroglycerin (glyceryl trinitrate) truyền tĩnh mạch 5 ug/phút và tăng dần mỗi 3-5 phút đến liều tối đa 100 ug/phút.

Điều trị tăng huyết áp nhẹ-trung bình:

Mặc dù thiếu chứng cứ nhưng hướng dẫn châu Âu khuyến cáo khởi trị thuốc ở tất cả phụ nữ tăng huyết áp dai dẳng ≥ 150/95 mmHg và trị số > 140/90 mmHg ở phụ nữ với:

      • Tăng huyết áp thai kỳ (có hoặc không có tiểu đạm).
      • Tăng huyết áp mạn tính cộng với tăng huyết áp thai kỳ.
      • Tăng huyết áp với tổn thương cơ quan đích dưới lâm sàng hoặc có triệu chứng tại bất kỳ thời điểm trong thai kỳ.

Methyldopa, ức chế beta và ức chế canxi là các thuốc được lựa chọn. Ức chế beta có vẻ ít hiệu quả hơn ức chế canxi và có thể gây ra nhịp tim chậm ở thai, chậm tăng trưởng, và hạ đường huyết; do đó, loại và liều thuốc nên được chọn lựa cẩn thận, và cần tránh sử dụng atenolol. Thể tích huyết tương giảm trong tiền sản giật; do đó điều trị lợi tiểu nên tránh trừ khi trong tình huống thiểu niệu; furosemide liều thấp có thể được xem xét. Magnesium sulfate đường tĩnh mạch được khuyến cáo phòng ngừa sản giật và điều trị co giật; nhưng không nên sử dụng đồng thời với ức chế canxi (có nguy cơ tụt huyết áp do tác dụng hiệp đồng).

3. Tiên lượng

      • Phụ nữ có tăng huyết áp trong thai kỳ cần được theo dõi huyết áp nhiều tháng sau sinh và tư vấn các lần mang thai sau; nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.
      • Tình trạng tăng huyết áp sau sinh càng lâu; nguy cơ chuyển tăng huyết áp mạn tính càng cao.
      • Những phụ nữ bị sản giật, nguy cơ phát triển thành tăng huyết áp mạn tăng gấp 3 lần; ở phụ nữ sinh nhiều lần so với phụ nữ sinh lần đầu.
      • Những phụ nữ đã bị tiền sản giật; nguy cơ tăng huyết áp mạn tính tăng lên nếu bị tiền sản giật ở lần mang thai sau.
      • Theo dõi huyết áp ở thai kỳ sau là một biện pháp tầm soát nguy cơ tăng huyết áp mạn ở những thai phụ bị tiền sản giật. Cần lưu ý tiền sản giật không gây tăng huyết áp mạn tính.

Phụ nữ bị tăng huyết áp thì bị tăng nguy cơ tiền sản giật và hạn chế phát triển thai nhi; do đó khi điều trị cần phải kiểm tra huyết áp hàng tuần; thử nước tiểu và đánh giá phát triển thai. Và mẹ bầu cần nhập viện khi kiểm soát tăng huyết áp kém; có protein niệu mới hoặc nghi ngờ hạn chế phát triển thai nhi.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi; có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Đến với phòng khám mẹ bầu được theo dõi huyết áp, thử nước tiểu định kì; được trực tiếp bác sĩ từ viện sản lớn như phụ sản trung ương, phụ sản hà nội thăm khám, tư vấn.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN
hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết