Điều trị thiếu máu khi mang thai
16:49 - 17/02/2023 Lượt xem: 508 Tác giả: Thu Hoàng
Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất. Vậy thiếu máu khi mang thai gây ra những nguy cơ gì và được chẩn đoán như thế nào khi mang thai? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Phân loại và nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Thông thường trong thời kỳ mang thai xảy ra sự gia tăng hồng cầu non ở tủy, và khối lượng hồng cầu tăng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng huyết tương không cân xứng làm giảm nồng độ Hb máu (chứng loãng máu trong thời kỳ mang thai): hematocrit (Hct) giảm từ 38% đến 45% ở những phụ nữ khoẻ mạnh và không mang thai xuống khoảng 34% trong cuối thời kỳ mang thai đơn và 30% trong cuối thời kỳ đa thai. Các nồng độ hemoglobin (Hb) và Hct sau đây được phân loại là thiếu máu:
- 3 tháng đầu: Hb < 11 g/dL; Hct < 33%
- 3 tháng giữa: Hb < 10.5 g/dL; Hct < 32%
- 3 tháng cuối: Hb < 11 g/dL; Hct < 33%
Nếu Hb < 11,5 g/dL vào lúc bắt đầu mang thai, phụ nữ có thể được điều trị dự phòng vì việc điều chỉnh loãng máu tiếp sau đó thường làm giảm Hb xuống < 10 g/dL. Mặc dù bị loãng máu, khả năng vận chuyển oxy vẫn bình thường trong suốt thai kỳ. Hct thường tăng lại ngay sau khi sinh.
Thiếu máu xảy ra ở một phần ba phụ nữ ở 3 tháng cuối thai kỳ. Các nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Thiếu sắt
- Thiếu Folate
2. Triệu chứng, nguy cơ gặp phải khi phụ nữ mang thai bị thiếu máu
Triệu chứng ban đầu của thiếu máu khi mang thai thường không tồn tại hoặc không đặc hiệu (ví dụ, mệt mỏi, yếu, nhức đầu, khó thở nhẹ trong quá trình gắng sức). Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm da niêm mạc nhợt, nếu thiếu máu trầm trọng, nhịp tim nhanh hoặc hạ huyết áp.
Thiếu máu làm tăng nguy cơ của
- Sinh non
- Cân nặng khi sinh thấp
- Nhiễm trùng mẹ sau sinh
3. Chẩn đoán thiếu máu trong thai kỳ
Công thức máu toàn bộ (CBC).
Chẩn đoán thiếu máu bắt đầu bằng công thức máu; thông thường, nếu phụ nữ bị thiếu máu, các xét nghiệm tiếp theo dựa trên liệu thể tích hồng cầu có thấp (< 79 fL) hoặc cao (> 100 fL):
Đối với thiếu máu hồng cầu nhỏ: Đánh giá bao gồm kiểm tra thiếu sắt (định lượng sắt huyết thanh và ferritin huyết thanh) và bệnh lý hemoglobin (sử dụng điện di hemoglobin).
Đối với bệnh thiếu máu hồng cầu to: Đánh giá bao gồm folate huyết thanh và nồng độ B12.
Đối với thiếu máu với các nguyên nhân hỗn hợp: Bắt buộc phải đánh giá cả hai loại.
4. Điều trị thiếu máu trong thai kỳ
- Điều trị để đảo ngược sự thiếu máu
- Truyền máu khi cần thiết cho các triệu chứng nặng hoặc có các chỉ định ở thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ có nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Do đó, làm xét nghiệm máu định kỳ và càng sớm càng tốt trong thai kỳ giúp mẹ bầu được chẩn đoán sớm về tình trạng này và điều trị phù hợp.
Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.