Điều trị trầm cảm sau sinh như thế nào ?

07:26 - 02/07/2020 Lượt xem: 332

Trầm cảm sau sinh là trạng thái rối loạn tâm thần mà các mẹ rất dễ gặp phải. Nó diễn ra âm thầm và từ từ, nhiều khi đến lúc bị nặng quá các mẹ mới nhận ra được là mình bị trầm cảm sau sinh. Nó ảnh hưởng khá nhiều đến tinh thần; trạng […]

Trầm cảm sau sinh là trạng thái rối loạn tâm thần mà các mẹ rất dễ gặp phải. Nó diễn ra âm thầm và từ từ, nhiều khi đến lúc bị nặng quá các mẹ mới nhận ra được là mình bị trầm cảm sau sinh. Nó ảnh hưởng khá nhiều đến tinh thần; trạng thái cảm xúc và sức khỏe của các mẹ cũng như là mối quan hệ giữa hai mẹ con. Tuy nhiên, tin tốt là điều trị trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể có kết quả tốt nếu thực hiện điều trị sớm. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể giúp mẹ sau sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp và đúng đắn nhất.

1. Hậu quả trầm cảm sau sinh

Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ

      • Thể chất: sụt cân, suy dinh dưỡng.
      • Tinh thần: suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến người thân

      • Nhẹ: Chồng và con không được chăm sóc tốt. Gia đình không được vui vẻ.
      • Nặng: Người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%). Một số người rối loạn tâm thần; luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà; như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy; có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.

2. Điều trị trầm cảm sau sinh bằng cách nào ?

      • Tham vấn tâm lý

Người mẹ trầm cảm sau sinh sẽ được nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình một cách dần dần; hoặc liệu pháp tương tác nghĩa là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả.

Phụ nữ trầm cảm nhẹ có thể được tư vấn điều trị. Những trường hợp nặng hơn có thể được điều trị tư vấn kết hợp với sử dụng thuốc.

      • Điều trị bằng thuốc

Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên tư vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.

Tuy nhiên việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, hoặc người bệnh cảm thấy khó chịu; nên đến bác sĩ thay đổi thuốc hoặc liều dùng. Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị, bởi trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng, nên đến bác sĩ tư vấn thêm.

      • Hỗ trợ từ người thân

Bạn bè và gia đình cần động viên, hỗ trợ và chắc chắn người mẹ đang được điều trị trầm cảm. Hãy hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc, sở thích của họ. Sự giúp đỡ từ gia đình đóng vai trò quan trọng, giúp người mẹ phục hồi nhanh chóng.

      • Vai trò của bản thân

Bên cạnh các phương pháp điều trị cũng như san sẻ cùng người thân; bản thân người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Người mẹ đang trải qua trầm cảm nên tin tưởng và kiên nhẫn vào khả năng cải thiện chứng trầm cảm của bản thân.

Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt, bởi đau nhức là trạng thái các sản phụ sau sinh có thể trải qua, và mệt mỏi là nguyên nhân khiến trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời lắng nghe cảm xúc của mình, thư giãn và làm những điều bản thân yêu thích.

Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng việc ăn uống điều độ, bổ sung trái cây và rau xanh hằng ngày.

Bài viết liên quan

Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị