Điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em

11:56 - 05/06/2022 Lượt xem: 129 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm tai giữa là chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, có thể phát sinh ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể chia làm hai loại chính là viêm tai giữa chảy mủ và viêm tai giữa không chảy mủ. Bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng nghe của tai và những hậu quả khôn lường khác.

1. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa

  • Chẩn đoán:

viêm tai giữa

Dựa vào hỏi bệnh, khám tai thông thường bằng đèn đội đầu (đèn clar), nhưng ngày nay nội soi phát triển, có thể khám được ở mọi lứa tuổi, kể cả em bé rất nhỏ, nội soi tai giúp phát hiện xung huyết, tụ mủ, vỡ mủ (và dấu hiệu màng nhĩ phồng có độ đặc hiệu cao nhất 97% – NC thế giới)

  • Điều trị:

Nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau hạ sốt, thông mũi, rửa mũi, rửa tai

Ngoại khoa: chích rạch màng nhĩ – ống thông khí (viêm tai giữa cấp tái diễn: trên 3 đợt viêm tai gữa cấp trong 6 tháng hoặc trên 4 đợt viêm tai giữa cấp trong 12 tháng hoặc thính lực giảm trên 20 dB) – mổ khoét xương chủm.

Điều trị viêm tai giữa cấp:

Việc dùng thuốc nhỏ tai dạng thuốc tê giảm đau tại chỗ thường có chỉ định khi bệnh nhi đau nhiều và với điều kiện bệnh nhân chưa thủng nhĩ (chưa chảy dịch ở tai).

Khi có dấu hiệu chảy dịch ở tai, người nhà nên đưa b đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai mũi họng để bác sỹ hướng dẫn săn sóc + làm sạch Tai.

Khi trẻ có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi, đau họng,…Người nhà nên đưa đến cơ sở y tế khám bệnh để ngừa biến chứng ở tai.

2. Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa

viêm tai giữa

Cách tốt nhất để tránh gặp các biến chứng viêm tai giữa là thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa bệnh. Bạn hãy thử áp dụng các cách sau để bảo vệ chính mình và những người xung quanh:

  • Rửa tay thường xuyên và đúng cách
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác
  • Không hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có đầy đủ các kháng thể giúp trẻ phòng bệnh tốt hơn. Khi cho trẻ ăn dặm, đặt bé ngồi ở tư thế thẳng để tránh thức ăn chảy vào tai
  • Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ
  • Thực hiện các biện pháp phòng tránh tốt trong mùa dễ bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác
  • Vệ sinh tai nhẹ nhàng và cẩn thận, không dùng vật nhọn đưa vào trong tai vì có thể gây trầy xước da tai và tắc nghẽn

Điều trị sớm và đúng cách là một trong những cách để phòng tránh biến chứng viêm tai giữa. Vì thế, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám, xét nghiệm quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.