Điều trị viêm gan B cho phụ nữ mang thai

01:23 - 09/06/2020 Lượt xem: 321

Viêm gan B là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường diễn tiến âm thầm; không có dấu hiệu gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Mẹ bầu bị viêm gan B thì sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm sang bé. Con đường […]

Viêm gan B là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường diễn tiến âm thầm; không có dấu hiệu gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Mẹ bầu bị viêm gan B thì sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm sang bé.

Con đường lây lan virus viêm gan B

Virus viêm gan B lây truyền qua ba con đường chính, đó là:

      • Viêm gan B lây từ mẹ sang con: trường hợp người mẹ có bầu bị viêm gan B sau đó lây sang con của mình là hình thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất của căn bệnh này.
      • Viêm gan B lây qua đường máu: có thể lây lan qua đường truyền máu; lây nhiễm qua đường tiếp xúc với các vết thương hở; sử dụng bơm kim tiêm có phơi nhiễm máu của người bị viêm gan B; hay chùng chung kim xăm khi chưa vệ sinh an toàn;…
      • Viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục: có thể lây lan qua quan hệ đồng giới hoặc quan hệ khác giới. Bạn nên thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng hoặc sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ; đây còn là con đường lây nhiễm của các bệnh lây nhiễm khác như viêm gan C, HIV,…
Điều trị viêm gan B
Con đường lây nhiễm viêm gan B – Điều trị viêm gan B trong thai kỳ

Nhiễm HBV cấp trong thai kỳ thường là không nghiêm trọng và không liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong hoặc tăng khả năng sinh quái thai. Do đó, nhiễm HBV trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén. Tuy nhiên, đã có những báo cáo tăng tỉ lệ nhẹ cân khi sinh và đẻ non ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HBV cấp. Hơn nữa, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kì có liên quan đến tỉ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỉ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh; với tỉ lệ được báo cáo lên tới 60%.

Điều trị viêm gan B cho mẹ bầu

Bệnh nhân có thai khi đang điều trị kháng virút cần thông báo ngay cho bác sĩ. Cần thảo luận về nguy cơ và lợi ích của việc tiếp tục điều trị. Tiếp tục điều trị có thể có nguy cơ cho thai nhi; trong khi ngừng điều trị có thể gây ra nguy cơ viêm gan bùng phát cho bà mẹ. Có thể xem xét ngừng điều trị cho người phụ nữ không có xơ gan.

Hiện không có thuốc điều trị HBV nào được FDA công nhận dùng trong thai kỳ. Tất cả đều được xếp loại C, ngoại trừ tenofovir và telbivudine xếp loại B. Việc xếp tenofovir và telbivudine vào loại B là dựa trên dữ liệu phơi nhiễm của động vật. Chưa có nghiên cứu lớn nào đề cập đến tính an toàn của điều trị kháng virút trong thời kỳ mang thai. Mặc dù lamivudin được xếp loại C nhưng đã có lịch sử lâu dài về dữ liệu an toàn trên phụ nữ nhiễm HIV.

Dựa trên dữ liệu hiện tại, lamivudine và tenofovir được ưu tiên nếu muốn điều trị kháng virút cho phụ nữ mang thai. Cũng có thể cân nhắc telbivudine. Sự lựa chọn phụ thuộc một phần vào thời gian điều trị dự kiến. Tenofovir là một lựa chọn tốt hơn ở những phụ nữ sẽ điều trị lâu dài vì nguy cơ đề kháng thấp.

Điều trị viêm gan B trong thai kỳ

Nếu bệnh nhân đang dùng entecavir hay adefovir (FDA xếp loại C), có thể tiếp tục điều trị nhưng chuyển sang thuốc kháng virút có nguy cơ sinh quái thai tương đối thấp (như: telbivudine, tenofovir, lamivudine). Những phụ nữ này cần được theo dõi chặt chẽ trong thời gian chuyển tiếp để đảm bảo ức chế virút và nếu dùng lamivudine hoặc telbivudine; đảm bảo chuyển về entecavir hay tenofovir sau khi sinh để giảm tối đa nguy cơ kháng thuốc.

Cho đến nay, tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ nhũ nhi phơi nhiễm với các thuốc kháng virút viêm gan B là tương tự như tỉ lệ được báo cáo trong quần thể chung. Tuy nhiên, tỉ lệ này phụ thuộc vào các báo cáo tự nguyện; thông tin không được kiểm chứng và thời gian theo dõi ngắn. Phần lớn dữ liệu lâm sàng là về lamivudine và tenofovir; vì các thuốc này cũng dùng để điều trị nhiễm HIV.

Vẫn chưa xác định được khi nào nên ngừng điều trị kháng virút sau khi sinh. Nhiều chuyên gia sẽ ngừng điều trị 4 tuần đến 12 tuần sau khi sinh nếu mục đích của điều trị kháng virút chỉ là để giảm nguy cơ lây truyền mẹ-con. Bà mẹ muốn cho con bú có thể ngừng điều trị sau sinh. Cần theo dõi sát sau khi ngừng điều trị vì có khả năng xuất hiện đợt bùng phát viêm gan.

Bà bầu bị viêm gan B có thể truyền sang cho con. Do đó, bạn cần chú ý chăm sóc bản thân; nếu thấy có các triệu chứng của bệnh, tốt nhất nên đi kiểm tra sớm để được điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang