Dính buồng tử cung-những điều cần biết

06:14 - 10/04/2021 Lượt xem: 436

Dính buồng tử cung là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hiếm muộn, vô sinh nữ, đặc biệt là ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Dấu hiệu dính buồng tử cung xảy ra khi thành tử cung phía trước và phía sau dính vào với nhau, ngăn chặn sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung.

1. Dính buồng tử cung là gì?

Bản chất của hiện tượng hành kinh hàng tháng là việc bong ra của các lớp niêm mạc tử cung. Khi buồng tử cung bị dính lại, niêm mạc sẽ không có chỗ để mọc nên sẽ không có kinh, kể cả khi chị em vẫn thấy cơ thể có những triệu chứng báo hiệu ngày ‘đèn đỏ’ như tức ngực, đau lưng, người mệt mỏi, khó chịu, đau bụng.

Bình thường buồng tử cung vốn là một khoang ảo, nếu bị dính toàn bộ bệnh nhân sẽ tắt kinh hẳn vì không có niêm mạc để bong ra, gây chảy máu. Nếu chỉ một phần buồng tử cung bị dính thì chị em vẫn có kinh nguyệt nhưng giảm hẳn về lượng máu cũng như ngày ra máu, kèm theo chứng đau bụng do máu khó thoát ra.

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, khi bị tắt kinh vì dính buồng tử cung, nhiều phụ nữ dễ nhầm lẫn mình có thai mà không nghĩ đến trường hợp bị bệnh. Ở một số trường hợp khác, nhiều chị em bỗng dưng thấy ngày kinh và lượng kinh ít hẳn thì lại cho là mình bị rối loạn kinh nguyệt và sử dụng thuốc nội tiết để điều chỉnh. Việc phát hiện và chẩn đoán dính buồng tử cung thường không chỉ dựa vào các biểu hiện bên ngoài mà bác sĩ phải căn cứ vào kết quả chụp X quang.

2. Nguyên nhân gây dính buồng tử cung

Dính buồng tử cung - những điều cần biết

Nguyên nhân thường do:

  • Do bị sót nhau thai sau khi sinh con hoặc sau khi sảy thai, nạo hút thai.
  • Do hậu quả của việc can thiệp vào tử cung để xử trí các bệnh liên quan.
  • Do nhiễm trùng lao mạc tử cung hoặc viêm nhiễm phụ khoa kéo dài và không được chữa trị kịp thời.
  • Viêm tử cung do nạo hút thai tại các cơ sở không đảm bảo hoặc viêm nhiễm sau hậu sản cũng có thể dẫn tới DBTC.
  • Tầng đáy nội mạc tử cung có dấu hiệu bị suy thoái nghiêm trọng.

3. Dấu hiệu

Do cơ chế gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nên dấu hiệu dính buồng tử cung có thể nhận biết thông qua những bất thường trong kỳ nguyệt san. Để biết mình có nguy cơ bị dính tử cung hay không, chị em cần lưu ý một số dấu hiệu sau đây:

  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều là một trong những biểu hiện rõ nhất. Khi buồng tử cung bị dính, các mô nội mạc tử cung sẽ không được tái tạo và bong tróc theo đúng quy trình để tạo ra kinh nguyệt như bình thường. Sẽ phụ thuộc vào việc tử cung bị dính một phần hay toàn bộ mà dẫn tới tình trạng kinh thưa, lượng máu kinh ít, máu kinh bị vón cục, màu đỏ nhờ nhờ… hoặc vô kinh thứ phát.
  • Mặc dù có thể mất kinh tạm thời nhưng chị em vẫn có một số biểu hiện báo hiệu đến chu kỳ đèn đỏ như: đau tức ngực, khó thở, đau lưng, mệt mỏi, khó chịu, đau nhức vùng lưng, bụng, hông…
  • Máu kinh không thể thoát được ra ngoài hoặc do viêm nhiễm nào đó ở vùng kín dẫn tới tình trạng đau bụng.
  • Một số người nhận thấy đau dữ dội vùng bụng dưới sau khi tiến hành nạo hút thai hoặc bị sảy thai. Ngay cả lúc đi lại hay đi vệ sinh bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này, nguyên nhân có thể do chị em đã bị dính buồng tử cung khiến máu kinh không thoát được ra ngoài, hoặc đã bị viêm nhiễm.

Các dấu hiệu DBTC nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Vì vậy, để biết chính xác hiện tượng này, chị em cần tiến hành thăm khám định kỳ, chụp X-quang tử cung, vòi trứng, siêu âm nội soi buồng trứng… để xác định chính xác dấu hiệu dính buồng tử cung, tránh trường hợp chỉ dựa vào những biểu hiện lâm sàng bên ngoài.

4. Điều trị

Hiện nay DBTC đã có thể chữa trị được bằng phương pháp phẫu thuật, phần bị dính sẽ được tách để tái tạo lại buồng tử cung. Cách điều trị thích hợp là nội soi buồng tử cung gỡ dính, sau đó phải điều trị cho có thai ngay vì dính buồng tử cung rất dễ tái phát. Có đến khoảng 20% trường hợp phải nội soi lại đối với dính buồng tử cung mức độ vừa và 50% đối với dính mức độ nặng.

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào kết quả khảo sát khả năng sinh sản của cả hai vợ chồng. Khả năng gỡ dính thành công và có thai lại sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương của nội mạc tử cung. Một nghiên cứu cho thấy trung bình khả năng có thai lại lên đến 80% nếu dính nhẹ và 30% nếu dính nặng.

Trong trường hợp dính tử cung do cơ học (sau hút thai), bác sĩ sẽ phải đặt dụng cụ tử cung để tách ra, kết hợp dùng thuốc nội tiết để kích thích niêm mạc mọc dày lại. Đối với những trường hợp khác, nếu nguyên nhân xuất phát từ viêm nhiễm hay lao sinh dục, người bệnh sẽ phải đảm bảo chữa các bệnh này triệt để trước, sau đó mới dùng các biện pháp tách tử cung ra.

Cách phòng tránh tốt nhất là ngay khi thấy những dấu hiệu dính tử cung, người bệnh nên chủ động tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài, gây khó khăn cho việc điều trị sau này, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ , để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ