googleb578e89369db4e48.html

Dinh dưỡng khi mang thai : Giải đáp thắc mắc mẹ bầu

08:00 - 08/01/2020 Lượt xem: 534

  Dinh dưỡng trong quá trình mang thai có ý nghĩa quan trọng trong việc suy trì sức khỏe người mẹ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vậy nên mẹ bầu cần chú ý lựa chọn những thực phẩm phù hợp với chế độ dinh dưỡng dành cho mình 1. Nhóm thực […]

dinh-duong-khi-mang-thai

 

Dinh dưỡng trong quá trình mang thai có ý nghĩa quan trọng trong việc suy trì sức khỏe người mẹ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vậy nên mẹ bầu cần chú ý lựa chọn những thực phẩm phù hợp với chế độ dinh dưỡng dành cho mình

1. Nhóm thực phẩm dinh dưỡng cần bổ sung

Nhóm tinh bột và ngũ cốc

Bao gồm: cơm, ngũ cốc, ngô, khoai sắn, bánh mỳ, yến mạch, v..v..

Nhóm hoa quả

Gồm hoa quả tươi, hoa quả đóng hộp, đông lạnh, hoa quả khô, nước ép hoa quả tươi.

Nhóm rau củ

Rau củ quả theo mùa: rau muống, rau cải, bí đỏ, bí xanh… Rau gia vị như húng, mùi, xà lách…

Thực phẩm giàu đạm

Các loại thịt, trứng, hải sản. Các loại đậu, đỗ hay chế phẩm từ đậu nành, đậu phộng, các loại hạt.

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Như sữa, phô mai, sữa chua, kem.

2. Trong quá trình mang thai phụ nữ nên tăng khoảng bao nhiêu cân?

Với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang bầu, nên tăng khoảng 11 đến 15 kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, số cân nặng cần tăng phụ thuộc vào sức khỏe cũng như chỉ số cơ thể (BMI)  của người mẹ trước khi mang bầu.. Phụ nữ thiếu cân trước khi mang bầu nên tăng nhiều cân hơn so với người bình thường và ngược lại.

3. Thừa cân hay béo phì có ảnh hưởng tới việc mang thai?

Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tiền sản giật… Dẫn tới thai sinh non, chết lưu… Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho em bé sau sinh

4. Vitamin và khoáng chất có thật sự quan trọng?

Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Chúng tham gia cấu tạo tế bào, tham gia quá trình trao đổi chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong suốt thai kỳ, cơ thể phụ nữ cần sử dụng đều, thường xuyên vitamin và khoáng chất để đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng nuôi mẹ và thai.

5. Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách nào trong thời gian mang thai?

Trong quá trình mang thai lượng vitamin và khoáng chất được bổ sung thông qua đường ăn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất qua đường dùng thuốc.

6. Có nhất thiết phải bổ sung vitamin D trong thời kỳ mang thai không?

Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho của cơ. Có thể thu nạp vitamin D từ sữa có tăng cường vitamin D, các loại cá giàu chất béo như cá hồi. Tắm nắng cũng là một phương pháp tiếp nạp vitamin cho cơ thể.

7. Các loại cá cần tránh hoặc hạn chế

Trong một số loại cá chứa thủy ngân – chất có liên quan tới những khiếm khuyết bẩm sinh của trẻ nhỏ. Do cần lưu ý lựa chọn các loại cá và động vật giáp xác như tôm, cá hồi, cá da trơn. Tránh ăn các loại cá mật, cá kiếm, cá thu, v..v.. có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng tới sức khỏe của thai.

8. Cafein có ảnh hưởng tới việc mang thai?

Hiện chưa có kết quả nghiên cứu nào chứng minh việc dùng cafein làm tăng nguy cơ sảy thai. Hầu hết các chuyên gia khẳng định, sẽ không có vấn đề gì nếu sử dụng ít hơn 200 mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai (tương đương với khoảng 350 ml café)

9. Ảnh hưởng của ngộ độc thức ăn tới thai kỳ

Ngộ độc thức ăn ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới cả mẹ và bé. Nôn và tiêu chảy gây mất nhiều nước và khiến cơ thể mất cân bằng.

Mẹ bầu cần thực hiện một số lưu ý sau để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Rửa sạch thực phẩm. Rửa cẩn thận các thực phẩm tươi sống dưới vòi nước chảy trước khi ăn, sơ chế hoặc chế biến.

Giữ khu vực bếp sạch sẽ. Rửa tay và các dụng cụ bếp như dao, thớt, v..v.. thật sạch sẽ sau khi sử dụng.

Tránh ăn hải sản, trứng, thịt chưa nấu chín. Không ăn sushi cá sống. Cần nấu chín các loại thịt bò, lợn, gà, vịt, v..v..

Tham khảo bài viết:

05 Suy nghĩ sai lầm của mẹ bầu về tiểu đường thai kỳ

Thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu để bé luôn khỏe mạnh.

 

 

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV