DINH DƯỠNG CHO MẸ BẦU MẮC TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
16:05 - 20/01/2022 Lượt xem: 442 Tác giả: Kim Ngân
Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ cho mẹ và bé, vì vậy chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào khi mang thai để giảm thiểu nguy cơ tiểu đường luôn được các mẹ quan tâm. Để có thai kỳ khoẻ mạnh bẹ bầu tham khảo chế độ dinh dưỡng dưới đây cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang nhé!
1. Khái quát chung
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ, thường phát hiện ở tuần thai 24 – 28, nhưng cũng có những trường hợp phát hiện sớm trong đầu thai kỳ qua xét nghiệm glucose đói hoặc glucose bất kỳ. Tiểu đường thai kỳ gây nên nhiều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi:
Ảnh hưởng đối với mẹ:
Tăng cân nhiều, trên 20kg, đa phần thai to, đa ối;
Ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, dễ bị nấm tái phát nhiều lần.
Nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh.
Sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
Ảnh hưởng đối với thai nhi:
Thai nhi có thể bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh,...
Thai to, khi sinh ra có thể trên 4 kg, do kích thước thai to nên sinh ra dễ bị gãy xương, hay gặp sang chấn khi sinh thường và khi sinh mổ.
Tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời gấp 2 - 5 lần so với bình thường.
Em bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị đái tháo đường do di truyền.
2. Dinh dưỡng trong thai kỳ
Lên thực đơn ăn uống mỗi ngày với các món ăn và hàm lượng dinh dưỡng cân bằng theo sự hướng dẫn của Bác sỹ chuyên khoa sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát lượng tinh bột và năng lượng nạp vào cơ thể, tránh trường hợp ăn uống tùy hứng làm đường huyết dao động quá cao hoặc quá thấp
2.1. Những thực phẩm nên ăn:
+ Nên ăn nhiều loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
+ Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau ăn và hạ đường huyết quá nhanh lúc xa bữa ăn. Nên ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ mỗi ngày.
+ Sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình
Nhóm tinh bột:
Gạo lứt còn vỏ cám; bún tươi; gạo tấm; các loại đậu nguyên hạt; ngũ cốc nguyên cám; bánh mì nâu, v.v.
Nhóm đạm:
Cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa đều là các thực phẩm giàu chất đạm.
Nhóm chất béo: Nên ăn các loại hạt có dầu, sử dụng dầu thực vật để nấu ăn.
Rau củ, chất xơ:
Nên ăn ít nhất 500 – 600g rau xanh mỗi ngày, ăn rau trước các bữa ăn chính để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.
Trái cây:
Nên chọn loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thấp: khoảng 200g/ngày (như dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam ta, quýt ta, lê, táo, sơ ri, kiwi xanh, nho ta, v.v). Nên ăn cả xác (chất xơ) của trái cây để tận dụng nguồn chất xơ, tránh chỉ ép lấy nước uống. Lưu ý đối với phụ nữ mang thai, đường huyết thường có xu hướng tăng vào buổi sáng do đó nên ăn trái cây vào buổi trưa và/hoặc buổi chiều, tránh ăn vào buổi sáng.
Nhóm sữa và chế phẩm sữa:
Nên sử dụng sữa không đường và giàu canxi, sữa đậu nành không đường, sữa chua không đường, phô mai, v.v.
Nếu phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn uống kém, suy dinh dưỡng hoặc ít lên cân, có thể cân nhắc việc bổ sung dinh dưỡng bằng sữa chuyên biệt có chỉ số đường huyết thấp dành cho bệnh nhân tiểu đường (theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng).
2.2. Những thực phẩm nên giảm ăn:
- Không nên ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng đường máu sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy…
- Các thực phẩm nhiều chất béo: Da, lòng đỏ trứng, phủ tạng ( tim, gan..), đồ chiên xào, thức ăn nhanh…
- Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: mì gói, mắm, khô, tương…
- Giảm uống bia, rượu, nước ngọt…
2.3. Vận động hợp lý:
Tăng cường vận động giúp tiêu thụ bớt năng lượng thừa, giảm đề kháng Insulin và giảm đường huyết, vận động sẽ giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá mức. Một số hình thức vận động nhẹ nhàng, đơn giản như đi bộ, tập yoga, thực hiện các bài tập tại chỗ nhẹ nhàng 30- 60 phút mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả đáng kể.
Lưu ý: Khi có các triệu chứng hạ đường huyết như cáu gắt, tư duy rời rạc, có cảm giác như kiến bò ở môi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, run yếu khuỷu chân... có cảm giác đói cồn cào…cần xử trí bằng cách uống 3 thìa cà phê đường hoặc 3 thìa cà phê mật ong hoặc vài viên kẹo ngọt, bánh ngọt, sữa…
Thực đơn tham khảo:
Thời gian | Thực phẩm |
Bữa sáng (6h30) | Bún tuỳ chọn: - 1 bát: ít bún - Thịt/cá/tôm: 50gr - Ăn kèm nhiều rau 200gr |
Bữa phụ (9h) | Trứng gà luộc: 1 quả |
Bữa trưa (11h30) | Cơm: 2 lưng bát con (100gr gạo) Tôm rim: 150 gr Canh cua rau muống: rau 150 gr Rau, củ luộc: 150 gr |
Bữa phụ (14h)
(16h) | Sữa chua không đường: 1 hộp + 100 gr hạt |
Sữa tươi không đường: 180 mL | |
Bữa tối (18h30) | - Cơm: 2 lưng bát con - Thịt bò xào: 150 gr - Rau, củ xào: 200 gr - Canh rau cải: 100 gr |
Bữa phụ (21h30) | Sữa bầu/ sữa tươi ít đường: 150 mL |
Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ giữ vai trò quan trọng trong ổn định đường huyết, duy trì chế độ ăn lành mạnh giúp mẹ bầu và em bé có thai kỳ khoẻ mạnh tránh được nhiều ảnh hưởng không tốt do tiểu đường thai kỳ mang lại.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.