Độ thanh thải creatinine trong xét nghiệm máu
08:41 - 18/06/2020 Lượt xem: 868
Bên cạnh xét nghiệm Creatine huyết thanh, và xét nghiệm Creatinine niệu. Xét nghiệm độ thanh thải Creatinine là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng thận và các bệnh lý của thận về mặt lâm sàng. 1. Xét nghiệm độ thanh thải creatinine là gì? Xét nghiệm thanh thải creatinine là phương […]
Bên cạnh xét nghiệm Creatine huyết thanh, và xét nghiệm Creatinine niệu. Xét nghiệm độ thanh thải Creatinine là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng thận và các bệnh lý của thận về mặt lâm sàng.
1. Xét nghiệm độ thanh thải creatinine là gì?
Xét nghiệm thanh thải creatinine là phương pháp thu thập các mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ và nồng độ creatinine huyết thanh. Độ thanh thải creatinine được tính toán theo công thức: CC = UV/P.
Trong đó:
U: Số miligam creatinine trong mỗi decilit nước tiểu trong vòng 24 giờ;
V: Thể tích nước tiểu thải ra mỗi phút (đơn vị mililit);
P: Creatinine huyết thanh tính theo miligam/decilit.
2. Ý nghĩa của xét nghiệm thanh thải Creatinine
Khi chức năng của thận bị suy giảm sẽ kéo theo nồng độ creatinine trong máu tăng lên. Để biết được tình trạng chức năng của thận cũng như chẩn đoán bệnh thì cần được xét nghiệm độ thanh thải creatinine. Phương pháp xét nghiệm này rất cần thiết đối với những người mắc các bệnh lý cấp tính hoặc bác sĩ nghi ngờ chức năng của thận không tốt.
Bên cạnh đó, phương pháp xét nghiệm độ thanh thải creatinine hay nhiều khách hàng còn lầm tưởng và gọi là xét nghiệm thận còn được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh của những người mắc các bệnh liên quan đến thận như:
Người bị mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm độ thanh thải creatinine ít nhất 1 lần/ năm.
Những bệnh lý có ảnh hưởng đến chức năng của thận như: tiểu đường, người đang dùng những loại thuốc có tác dụng phụ tới thận, tăng huyết áp… cũng cần được thực hiện phương pháp xét nghiệm này.
Người mắc bệnh thận cần xét nghiệm thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe.
3. Chỉ định tính hệ số thanh thải creatinine
Theo dõi tăng nồng độ creatinine hoặc phát hiện đạm trong nước tiểu thông qua tổng phân tích nước tiểu
Đo độ lọc cầu thận, đánh giá khả năng lọc của thận;
Thực hiện khi nghi ngờ bị giảm lượng máu nuôi thận do một rối loạn khác như suy tim sung huyết.
Thực hiện khi nghi ngờ mắc bệnh thận thông qua các triệu chứng: Sưng phù (vùng mặt, cổ tay, bụng, đùi, mắt cá chân); nước tiểu có bọt, máu, có màu cà phê; giảm lượng nước tiểu; có cảm giác nóng rát hoặc tiết dịch bất thường khi đi tiểu; thay đổi tần suất đi tiểu; đau vùng hông lưng gần vị trí thận; tăng huyết áp; có máu hoặc protein trong nước tiểu;
4. Giá trị bình thường của xét nghiệm là bao nhiêu?
Nam giới dưới 40 tuổi: 107 – 139 ml/phút hoặc 1.78 – 2.32 ml/s (đơn vị SI);
Nữ giới dưới 40 tuổi: 87 – 107 ml/phút hoặc 1,45 – 1,78 ml/s (đơn vị SI);
Trẻ sơ sinh: 40-65 ml/phút.
Các chỉ số giảm 6.5 ml/phút/mỗi 10 năm tuổi do giảm độ lọc cầu thận.
Để đăng ký khám thai và nhận sự tư vấn của các bác sĩ phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể đăng ký TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang