googleb578e89369db4e48.html

Doạ sảy thai là gì? Doạ sảy thai cần tránh gì?

10:34 - 04/06/2022 Lượt xem: 1166 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Doạ sảy thai là gì? Doạ sảy thai cần tránh gì?

doạ sảy thai là gì

Dọa sảy thai là hiện tượng thường gặp ở những tuần lễ đầu của thai kỳ. Dọa sảy thai là tiền đề của sảy thai. Do đó, để mẹ vượt qua 3 tháng đầu an toàn, tốt nhất mẹ nên nắm rõ dọa sảy thai là gì, dấu hiệu dọa sảy thai để kịp thời đi khám và có hướng xử trí kịp thời để bảo vệ thai nhi.

Sảy thai là hậu quả phổ biến của dọa sảy thai và có thể xảy ra ở 40 trong số 100 trường hợp. Nguy cơ sảy thai cao hơn ở những phụ nữ lớn tuổi. Khoảng một nửa số phụ nữ bị chảy máu trong ba tháng đầu tiên có thể bị sảy thai.

2. Nguyên nhân gây doạ sảy thai.

Một số nguyên nhân gây doạ sảy thai:

  • Bất thường nhiễm sắc thể có thể do bố hoặc do mẹ hoặc do cả hai khiến thai nhi bị thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể
  • Do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi khiến thai khó phát triển được trong bụng mẹ
  • Va chạm mạnh vào bụng bầu.
  • Xoa bóp bụng và núm vú gây kích thích co bóp tử cung. Hậu quả gây bong nhau thai sớm dẫn đến động thai, sảy thai.
  • Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài cũng dễ gây dọa sảy.
  • Mẹ bầu thường xuyên phải lao động nặng, quá sức, cộng thêm ăn uống không đủ dinh dưỡng khiến thai nhi yếu, kém phát triển
  • Khi mang thai những tháng đầu, mẹ bầu mắc các vấn đề sức khỏe như sốt cao, suy tim, mất cân bằng nội tiết hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, u tử cung, tử cung tăng co bất thường…
  • Niêm mạc tử cung của mẹ quá mỏng do có tiền sử sử dụng nhiều thuốc tránh thai hoặc do nạo phá thai nhiều lần. Niêm mạc tử cung mỏng gây khó khăn cho việc giữ trứng đã được thụ tinh và tăng nguy cơ dọa sảy
  • Thai phụ nhiều tuổi (trên 35 tuổi), có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp cũng có nguy cơ cao bị dọa sảy hơn những người phụ nữ trẻ, khỏe mạnh.

3. Dấu hiệu doạ sảy thai.

 

dấu hiệu doạ sảy thai

  • Chảy máu âm đạo bất thường từ nhẹ đến nặng. Dịch có thể có màu hồng nhạt, đỏ sẫm, đen hoặc có vài giọt máu chảy ra ở âm đạo và thường lẫn với dịch nhầy
  • Đau tức hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới
  • Trên siêu âm, cổ tử cung vẫn còn đóng kín và có thể có dấu hiệu bong rau.

4. Doạ sảy thai cần tránh gì.

  • Theo các chuyên gia, quan hệ tình dục nhẹ nhàng khi mang bầu không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu được cảnh báo các dấu hiệu dọa sảy thì tốt nhất mẹ nên kiêng quan hệ tình dục. Hãy đợi đến khi thai nhi khỏe mạnh, các dấu hiệu dọa sảy không còn nữa thì mẹ có thể quan hệ vợ chồng bình thường được.
  • Không thụt rửa hoặc chèn bất cứ thứ gì vào âm đạo.
  • Tránh các hoạt động hoặc chơi các môn thể thao mạnh.
  • Tránh xoa bụng, vê đầu vú, đấm lưng vì có thể kích thích tử cung co bóp nhanh.
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu, bia và các loại thức uống, thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, trà…
  • Dinh dưỡng: cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin. Tránh ăn các loại thực phẩm sống như rau sống, gỏi cá…và các loại rau dễ gây sảy thai như rau ngót, rau răm, đu đủ xanh…

5. Phòng ngừa doạ sảy thai.

  • Khám tiền hôn nhân trước khi mang bầu để tiến hành các xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm phụ khoa...
  • Tiêm phòng cúm, rubella...
  • Bổ sung axit folic và dinh dưỡng trước khi mang bầu.
  • Khám thai định kỳ: Một lưu ý mẹ bầu không thể không chú ý đó là khám thai định kỳ. Khám thai định kỳ giúp phát hiện những bất thường sớm và đưa ra phương pháp xử trí kịp thời.

Ngoài những thông tin về doạ sảy thai, bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén