googleb578e89369db4e48.html

Dọa sẩy thai – những điều cần chú ý

07:57 - 08/01/2020 Lượt xem: 338

Dọa sảy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kì (tam cá nguyệt thứ nhất). Dọa sảy thai có thể dẫn tới nguy cơ thai lưu hoặc sẩy thai nếu không điều trị kịp thời.  1. Dọa sẩy thai là gì? Dọa sẩy thai là hiện tượng thai nhi vẫn còn sống và […]

Dọa sảy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kì (tam cá nguyệt thứ nhất). Dọa sảy thai có thể dẫn tới nguy cơ thai lưu hoặc sẩy thai nếu không điều trị kịp thời. 

dọa sảy thai thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ

1. Dọa sẩy thai là gì?

Dọa sẩy thai là hiện tượng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung; nhưng người mẹ có dấu hiệu đau bụng, ra máu. Hay có thể là tình trạng bong túi thai khỏi lớp niêm mạc tử cung trên hình ảnh siêu âm.

2. Nguyên nhân của dọa sẩy thai

– Thể chất người mẹ suy nhược do làm việc quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý.

– Dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu chất, thai yếu.

– Do va chạm mạnh, xoa bóp bụng, núm vú gây co bóp tử cung.

– Niêm mạc tử cung quá mỏng (có thể do nạo phá thai trước đó) khiến thai dễ bị bong ra.

– Hở eo tử cung

– Bất thường nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi.

– Một số bệnh của bà mẹ như: sốt cao, suy tim, mất cân bằng nội tiết, bệnh thận mạn tính hoặc các bệnh về phụ khoa và tử cung (viêm nhiễm phụ khoa, nhân xơ tử cung, u xơ tử cung…)

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai như: người mẹ nhiều tuổi, tình trạng béo phì, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tiểu đường không được kiểm soát.

3. Triệu chứng của dọa sẩy thai

– Thai phụ có cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới; mỏi ở vùng thắt lưng và khi khám thai cổ tử cung còn đóng kín.

– Chảy máu âm đạo: có thể có dịch màu hồng nhạt, đỏ sẫm, đen, nâu hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo và thường lẫn với dịch nhầy.

– Được phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm do bong rau thai nhưng không hề ra máu hay có bất cứ biểu hiện gì khác.

4. Lời khuyên trong trường hợp dọa sẩy thai

Phụ nữ có dọa sẩy thai vẫn có thể có một thai kỳ bình thường. Vậy nên, khi có tình trạng dọa sẩy thai, bạn không cần quá lo lắng vì sẽ chỉ làm cho tình trạng càng thêm trầm trọng.

Hãy thực hiện một số lời khuyên dưới đây để hỗ trợ tình trạng này mau hết nhé

    • Đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ:

Đây là việc làm đầu tiên mà mẹ bầu cần làm để biết được tình trạng dọa sẩy thai của mình. Khám và sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ có mục đích ổn định sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chấm dứt sớm tình trạng dọa sẩy thai.

    • Nghỉ ngơi:

Là việc làm quan trọng nhất để tình trạng thai mau chóng được ổn định. Chế độ nghỉ ngơi hợp lí, hạn chế vận động mạnh sẽ giúp tình trạng đau bụng, ra máu giảm đi; hạn chế tình trạng chảy máu bên trong buồng tử cung.

    • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức:

Tâm lý thoải mái sẽ giúp quá trình điều trị nhanh có kết quả tốt hơn. Khi người mẹ quá căng thẳng, sẽ giải phóng những hormone không tốt. Ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị.

Tránh xoa bụng, đấm lưng hay vê đầu vú vì đó là những kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn làm thai dễ sẩy hơn.

    • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng:

Trong giai đoạn này, người mẹ cần bổ sung đủ chất bằng các thực phẩm, các sản phẩm thay thế hoặc viên bổ sung vitamin. Không được ăn, uống những loại thực phẩm có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia…

Tham khảo bài viết:

Dưỡng thai đúng cách

Dinh dưỡng mang thai trong 3 tháng đầu – cần chú ý điều gì?

Trên đây là những kiến thức cần chú ý trong trường hợp dọa sẩy thai. Hi vọng những thông tin trên giúp các mẹ yên tâm, có định hướng cho việc điều trị và nhanh chóng ổn định. Tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang giúp phát hiện và điều trị tình trạng dọa sẩy thai. Luôn đem đến cho mẹ bầu sự an tâm về một thai kỳ khỏe mạnh. Để đăng ký mẹ bầu có thể truy cập Website: DK.SAN43NGUYENKHANG hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?