googleb578e89369db4e48.html

Dư ối khi mang thai-những điều cần biết

07:22 - 19/03/2021 Lượt xem: 433

Dư ối khi mang thai là tình trạng tích tụ dư thừa lượng nước ối, vượt quá chỉ số ối bình thường. Mặc dù nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và […]

Dư ối khi mang thai là tình trạng tích tụ dư thừa lượng nước ối, vượt quá chỉ số ối bình thường. Mặc dù nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và bao thai.

1. Dư ối khi mang thai là gì?

Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi sau vài tuần đầu của thai kỳ. Nó có vai trò tái tạo năng lượng, cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi những chấn thương khi ở trong bụng mẹ như tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung của người mẹ gây nên và đặc biệt nó có tính chất kháng khuẩn giúp thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.

– Lượng nước ối bình thường trong thai kỳ theo từng tuần tuổi như sau:

      • Thai nhi từ 16 – 32 tuần tuổi thì lượng nước ối khoảng 250 – 600ml.
      • Lượng nước ối này sẽ tăng dần theo tuổi thai nhi và đến tuần thứ 34 sẽ là 800ml, khi thai nhi đạt 36 tuần tuổi thì lượng nước ối có thể lên đến 1000ml.
      • Những tuần tiếp theo của thai kỳ cho tới lúc bà mẹ sinh thì lượng nước ối sẽ giảm xuống mức bình thường là 600 – 800ml.

Khi lượng nước ối bao quanh thai nhi vượt quá mức bình thường thì được gọi là hiện tượng dư nước ối lúc mang thai. Hiện tượng dư nước ối này thường hiếm gặp và rất khó phát hiện đối với các trường hợp nhẹ, nó chỉ xảy ra ở 1% các bà mẹ khi mang thai. Trong trường hợp dư nước ối nghiêm trọng nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

dư ối khi mang thai

2. Nguyên nhân gây dư ối khi mang thai

Các yếu tố có liên quan đến dư ối bao gồm:

3. Hậu quả

Quá nhiều nước ối có thể làm cho tử cung của người mẹ trở nên căng và dẫn tới sinh non hoặc vỡ màng ối sớm (túi nước ối). Khi túi nước ối vỡ, một lượng lớn dịch ứ lại tử cung có thể làm tăng nguy cơ bong nhau thai (bong nhau sớm) hoặc sa dây rốn (khi dây rốn sa qua lỗ cổ tử cung).

Dư ối có thể làm cho thai dễ dàng xoay trở vì có nhiều nước ối bao xung quanh. Điều này có nghĩa là bạn có nguy cơ sinh ngôi ngược khá cao.

4. Triệu chứng

Dư ối nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

      • Bụng sản phụ to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
      • Tĩnh mạch bị giãn có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
      • Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn bình thường, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn.

Thông thường mẹ bầu sẽ bị dư ối ở tuần thứ 30, tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu bị dư ối ở tuần thứ 20 của thai kỳ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập tại đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Cách điều trị dư ối khi mang thai

Khi bị dư nước ối lúc mang thai, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có các cách điều trị khác nhau. Trường hợp dư nước ối nhẹ, bác sĩ sẽ cho thai phụ sử dụng thuốc lợi tiểu để thải bớt lượng nước ối ra ngoài. Đối với trường hợp dư nước ối nặng, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ lượng nước ối của thai phụ; nếu tăng quá nhanh thai phụ có thể phải phẫu thuật; chọc ối để rút bớt lượng nước ối bao quanh thai nhi.

Trong một số trường hợp, để khắc phục hiện tượng này bác sĩ có thể cho bà mẹ uống các loại thuốc giảm sản xuất ối, tuy nhiên phương pháp này chỉ được sử dụng khi thai nhi nhỏ hơn 32 tuần tuổi vì từ 32 tuần tuổi trở đi, khi sử dụng loại thuốc này cho bà bầu có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu thai phụ được chẩn đoán là dư ối lúc mang thai, dù nhẹ hay nặng; bà bầu cũng cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình:

      • Đảm bảo số lượng protein và chất đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày; nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm như hải sản, thịt động vật,…
      • Nên ăn nhiều rau xanh nhưng phải hạn chế các loại rau chứa nhiều nước và không nên chế biến chúng dưới dạng canh hoặc súp.
      • Hạn chế ăn trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu… thay thế bằng các loại hoa quả khác nhiều chất xơ và vitamin như táo, lê, chuối, đu đủ,…
      • Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi 1 cách hợp lý.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?