googleb578e89369db4e48.html

Dư ối và đa ối khác nhau như thế nào?

03:29 - 06/05/2021 Lượt xem: 872

Mẹ bầu bị dư thừa nước ối là tình trạng khá phổ biến ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Mẹ cần phát hiện sớm những bất thường để có các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên dư ối và đa ối thường không có biểu hiện bên ngoài nên rất khó để phát hiện. Cách tốt nhất để theo dõi lượng ối là thực hiện đầy đủ các mốc khám thai định kỳ. Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra lượng ối có ổn định hay không. Từ đó đưa ra lời khuyên hoặc phương án điều trị phù hợp.

1. Nhận biết dư ốiđa ối

Hầu hết các trường hợp dư ối  rất khó nhận biết. Các trường hợp đa ối thường diễn ra từ từ và biểu hiện mang thai to bất thường. Tuy nhiên để chính xác mẹ bầu phải thăm khám bác sĩ. Với tình trạng đa ối cấp, mẹ bầu có thể nhận biết rõ ràng thông qua một số dấu hiệu như:

  • Thường xuất hiện nhiều nhất khi thai nhi từ tuần 16 đến 20.
  • Bụng to lên nhanh chóng kèm theo biểu hiện đau nhức đột ngột.
  • Mẹ bầu khó thở, không thể ngồi.
  • Chân tay bị phù nặng, tiểu niệu,…

2. Dư ối và đa ối khác nhau thế nào

Tất cả những bất thường thừa hay thiếu nước ối đều ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Dư ối và đa ối đề chỉ tình trạng nước ối nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, đa ối và dư ối được dùng để phân biệt hai trạng thái thừa ối khác nhau về lượng.

  • Lượng ối bình thường

Chỉ số nước ối dao động từ 300 đến 800 ml tương đương với chỉ số  AFI từ 6 – 18cm.

  • Mẹ bầu dư ối

Lượng nước ối trong khoảng 800 – 1500ml. Chỉ số AFI tương đương là 12 – 25 cm. Trong trường hợp này mẹ bầu có thể yên tâm và chỉ cần theo dõi, điều chỉnh thông qua chế độ ăn nghỉ để nước ối trở về bình thường.

  • Mẹ bầu đa ối

Lượng nước ối nhiều hơn 1500ml. Chỉ số AFI tương đương trên 25cm. Mẹ bầu bị đa ối có thể gây ra nhiều dị tật cho thai nhi, cần theo dõi và điều trị

Dư ối và đa ối khác nhau như thế nào?

3. Những nguy hiểm cho mẹ và bé khi đa ối

Khi nước ối gia tăng gây đa ối, mẹ và bé cũng sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong thai kỳ:

  • Đa ối khiến túi ối căng, áp lực lên màng ối lớn. Nguy cơ vỡ màng ối lúc này là rất cao. Bên cạnh đó, màng ối căng gây tác động lên nhau thai, có thể dẫn đến bong nhau bất cứ lúc nào gây sảy thai, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Mẹ bầu đa ối có tỷ lệ thai nhi ngôi ngang, ngôi ngược hoặc gặp phải các trường hợp không thuận lợi cho việc vượt cạn.
  • Tình trạng sa dây rốn là biến chứng nguy hiểm của đa ối. Dây rốn bị sa trước ngôi thai, sa ra ngoài âm đạo khiến suy thai cấp.
  • Theo thống kê, mẹ bầu đa ối có tỷ lệ băng huyết sau sinh rất cao.
  • Đa ối ảnh hưởng đến quá trình vượt cạn. Phần lớn mẹ bầu sẽ không thể sinh thường do: nguy cơ vỡ màng ối đột ngột, thai nhi cân nặng lớn, ngôi thai không thuận,….Chính vì thế, mẹ bầu thường được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn khi điều kiện sinh thường không đảm bảo.

4. Khi bị dư ối, đa ối mẹ nên làm gì?

  • Trong trường hợp dư ối ở mức bình thường mẹ sẽ được tư vấn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Trong đó, mẹ cần bổ sung lượng nước đủ mỗi ngày. Bên cạnh đó, chế độ ăn cần giảm lượng muối.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường cần giảm lượng đường bột, chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị được chỉ định.
  • Trong trường hợp mẹ bầu đa ối, cần theo dõi thường xuyên và liên tục để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Mẹ bầu bị đa ối cấp (lượng nước ối tăng đột ngột), các bác sĩ có thể chỉ định chọc hút ối để giảm bớt áp lực lên màng ối.
  • Trong trường hợp đa ối nhưng đã đủ điều kiện sinh, mẹ bầu có thể được kích thích để sinh luôn.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên duy trì thói quen tích cực, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình. Song song với đó, cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi liên tục sức khỏe.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?