googleb578e89369db4e48.html

Dự phòng sinh non bằng cách nào?

01:58 - 24/10/2020 Lượt xem: 653

Sinh non là cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh thiếu tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, dự phòng và điều trị đẻ non – dọa đẻ non là một vấn đề cần được quan tâm. […]

Sinh non là cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh thiếu tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, dự phòng và điều trị đẻ non – dọa đẻ non là một vấn đề cần được quan tâm.

1. Các dấu hiệu dọa sinh non và sinh non?

Dấu hiệu dọa sinh non

      • Triệu chứng cơ năng: Đau bụng có tính chất từng cơn, tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
      • Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/ 10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm

Dấu hiệu sinh non

      • Triệu chứng cơ năng: Đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
      • Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.
dọa sinh non
Đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần là dấu hiệu sinh non

2. Hậu quả

Trẻ bị nhẹ cân.

Phổi trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu sống được trẻ cũng dễ mắc các bệnh đường hô hấp về sau như viêm phổi, viêm phế quản…

Trẻ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, câm…Ngoài ra, khi lớn lên trẻ thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng, từ đó trở thành gánh nặng về tâm lý và tài chính cho gia đình.

3. Thăm khám sức khỏe định kỳ 

Khi biết mình bị dọa đẻ non, các bà bầu cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhất có thể. Nếu không, nguy cơ sinh non là rất cao. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khỏe cụ thể của từng bà bầu để đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị cho bà bầu bị dọa đẻ non bao gồm:

      • Dịch truyền tĩnh mạch có tác dụng giúp cơ thể không bị mất nước, giảm tần suất và mức độ các cơn co thắt ở tử cung, bụng.
      • Uống thuốc kháng sinh nếu nước ối bị vỡ non để đề phòng nhiễm khuẩn cho mẹ và lây lan sang em bé.
    • mang thai
      • Uống thuốc giảm co: Nifedipin, Salbutamol, Indometacin, Glyceryl trinitrate, Magnesium sulfate.
      • Sử dụng liệu pháp Corticoid: có tác dụng tăng cường sản xuất Surfactan, có khả năng kích thích sự tăng trưởng của các mô liên kết, và làm giảm suy hô hấp cho thai nhi.
      • Glucocorticosteroids: giúp kích thích sự trưởng thành phổi ở tuổi thai 29 – 34 tuần.

4. Dự phòng sinh non bằng cách nào?

      • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ.
      • Cần tránh sự luyện tập quá sức trong lúc mang thai, nhất là ở những thai phụ có nguy cơ cao.
      • Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.
      • Cần kiêng giao hợp vì cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm.
      • Cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non
      • Nếu có khí hư âm đạo – có thể là nguyên nhân của sanh non và vỡ ối sớm cần phải khám và điều trị thích hợp.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, phòng khám sản phụ khoa 43 nguyễn khang tự hào là phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Đến với phòng khám các mẹ bầu sẽ được theo dõi thai kỳ một cách toàn diện nhất. Sản phụ được tư vấn về các dấu hiệu và các xử trí khi có biểu hiện dọa sinh non để sản phụ có thể an tâm và bình tĩnh hơn khi gặp phải. Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?