Dựa vào yếu tố nào để đánh giá một phôi tốt khi làm IVF
00:28 - 26/04/2020 Lượt xem: 1361
Để qua trình làm IVF được thành công thì điều quan trọng nhất là phải có một phôi tốt. Vậy làm thế nào để biết đó là một phôi tốt ? yếu tố đánh giá chất lượng phôi là gì ? Chúng ta hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu […]
Để qua trình làm IVF được thành công thì điều quan trọng nhất là phải có một phôi tốt. Vậy làm thế nào để biết đó là một phôi tốt ? yếu tố đánh giá chất lượng phôi là gì ? Chúng ta hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về vấn đề này nhé !
1. Các giai đoạn hình thành phôi
- Giai đoạn tiền nhân (Ngày 0 – Ngày 1)
Tinh trùng và trứng hợp nhất: Ở giai đoạn này, các hạt nhân từ mỗi giao tử nằm cạnh nhau tạo thành tiền nhân (pronuclei) có thể quan sát được sau 16-18 giờ thụ tinh. Đây là cách mà các nhà phôi học xác định thụ tinh đã xảy ra hay chưa. Ngay sau đó, hai tiền nhân kết hợp và tạo thành bộ nhiễm sắc thể của phôi.
- Giai đoạn phân chia (Ngày 1 – Ngày 3)
Trong vài giờ tiếp theo, phôi sẽ bắt đầu phân chia từ tế bào đầu tiên thành 2 tế bào và sau khoảng 24 giờ là 4 tế bào, 8 tế bào, v.v …
- Giai đoạn phôi dâu sớm (Ngày 3 – Ngày 5)
Vào khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh; phôi có từ 16 tế bào trở lên và phôi được gọi là phôi dâu.
- Giai đoạn phôi nang (Ngày 5+)
Các tế bào bắt đầu biến đổi thành khối nội phôi bào (inner cell mass – ICM) và ngoại bì lá nuôi (trophectoderm – TE). Đây là những bộ phận của phôi sau này sẽ trở thành bào thai từ khối nội phôi bào và nhau thai từ ngoại bì lá nuôi.
2. Đánh giá chất lượng phôi cần dựa vào các yếu tố nào ?
Các chuyên viên phôi hiện nay; vẫn chủ yếu dựa vào hình thái để đánh giá chất lượng phôi. Tuỳ vào giai đoạn mà có các tiêu chí cụ thể cho phân loại phôi.
Tiêu chí đánh giá phôi ngày 3:
Đối với phôi ngày 3 người ta chủ yếu dựa vào số lượng, kích thước tế bào; và sự phân mảnh của phôi để cho điểm chất lượng. Phôi đẹp vào ngày ba cần có khoảng 7 – 8 tế bào; kích thước đều nhau và không bị phân mảnh. Cụ thể, các yếu tố để đánh giá chất lượng phôi gồm có:
- Độ đồng đều về kích thước phôi: nếu các phôi có kích thước đồng đều hoặc sự chênh lệnh không quá 20% thì được đánh giá là đạt, xếp vào phôi loại 1. Còn nếu mức độ chênh lệch về kích thước là từ trên 20 – 50%; sẽ được xếp vào phôi loại 2, loại 3.
- Phôi phân mảnh bào tương: đây là những khối bào tương có màng bao, không nhân. Mức độ phân mảnh chia thành 3 cấp: nhẹ (≤ 10%); vừa (11-20%) và nặng (> 20%).
- Nhân phôi bào: Những phôi đa nhân thường có tỉ lệ bất thường về nhiễm sắc thể cao hơn, được xếp vào phôi loại 3. Nếu chuyển phôi này vào tử cung thì sẽ giảm giảm khả năng làm tổ và tăng nguy cơ sảy thai tự phát.
Phôi loại 1 chính là phôi tốt nhất; tức khả năng thành công cao nhất. Phôi loại 2 là trung bình và loại 3 là kém; tỉ lệ thành công không cao hoặc không thành công tùy nhiều trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Tiêu chí đánh giá phôi ngày 5
Thang điểm đánh giá phôi ngày 5 khác nhiều so với đánh giá chất lượng phôi ngày 3. Đối với phôi ngày 5 đầu tiên, các chuyên viên phôi học dựa vào độ lớn của xoang phôi nang để đánh giá mức độ phát triển. Thông thường các phôi phát triển tốt sẽ có xoang lớn hơn các phôi khác vào cùng thời điểm đánh giá.
Những phôi tốt là những phôi có nhiều tế bào, nén chặt và không bị phân mảnh. Từ những đánh giá này cho ra mức độ phôi tốt, khá và xấu. Tỷ lệ làm tổ của phôi nang tốt có thể lên đến trên 50% và giảm dần cho tới phôi nang xấu. Phôi xấu có tỷ lệ làm tổ kém nhất chỉ khoảng 10%.
Dựa vào kết quả đánh giá, phân tích chất lượng phôi, chuyên viên phôi và bác sĩ cùng bệnh nhân sẽ thảo luận để đưa ra phương án chuyển phôi nào, số lượng và chất lượng ra sao
3. Phương pháp đánh giá phôi
Ngoài các cách đánh giá chất lượng phôi cơ bản như trên hiện nay còn có thêm một số công nghệ, xét nghiệm hỗ trợ cho quá trình chọn lọc phôi để giúp quá trình làm IVF đạt tỷ lệ thành công cao nhất.
- Công nghệ Time lapse là sử dụng hệ thống camera ghi hình liên tục trong suốt thời gian nuôi cấy phôi, có khả năng giúp quan sát, đánh giá và tiên lượng chất lượng phôi, từ đó dễ dàng hơn trong việc chọn lựa phôi có khả năng làm tổ cao. Đây được xem là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và được triển khai sử dụng đầu tiên tại Việt Nam. Mỗi một bệnh nhân sẽ có một buồng nuôi cấy phôi riêng lẻ. Sự phát triển phôi của bệnh nhân này, sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển phôi của bệnh nhân khác.
- Xét nghiệm di truyền trước làm tổ PGT (Pre-implantation genetic testing ) là kỹ thuật được sử dụng trong y học sinh sản để xác định những bất thường về mặt gen di truyền ở các phôi (ít phổ biến hơn là thể cực của trứng) được tạo ra qua quá trình thụ tinh ống nghiệm.
Hai công nghệ này đang ngày càng chứng tỏ được giá trị trong điều trị vô sinh. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định nên việc kết hợp các phương pháp kể trên với từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng để nâng cao được hiệu quả điều trị.