DƯỠNG THAI ĐÚNG CÁCH
09:36 - 26/12/2019 Lượt xem: 639
DƯỠNG THAI ĐÚNG CÁCH Ai cũng hiểu rằng khi mang thai người mẹ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên ăn quá nhiều, ăn theo sở thích, chỉ bổ sung những thực phẩm giàu đạm; chất béo cũng không phải là […]
DƯỠNG THAI ĐÚNG CÁCH
Ai cũng hiểu rằng khi mang thai người mẹ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên ăn quá nhiều, ăn theo sở thích, chỉ bổ sung những thực phẩm giàu đạm; chất béo cũng không phải là cách dưỡng thai tốt cho bà mẹ và thai nhi. vậy dưỡng thai như thế nào mới là đúng cách?
Dưỡng thai một cách đầy đủ và toàn vẹn là bao gồm; phát triển tốt cả về thể chất và phát triển tốt cả về tâm sinh lý
1.Dưỡng thai về mặt thể chất
Dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển thể chất đối bất kì ai; đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vì ngoài bản thân người mẹ còn phải nuôi dưỡng một thiên thần ngày trong bụng của mình. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người mẹ phải ăn gấp đôi khẩu phần ăn hoặc ăn càng nhiều càng tốt mà ngược lại; bữa ăn của người mẹ phải chú ý bổ sung ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chất đạm; chất béo,bột đường,các vitamin và khoáng chất.
– Ba tháng đầu là giai đoạn quan trọng hình thành các cơ quan của bé; thời điển này cần tăng cường dưỡng chất nhiều nhất; tùy nhiên giai đoạn này tình trạng ốm nghén khiến các chị em thường khó chịu ăn uống không đủ chất; để bù lại lượng dinh dưỡng thiếu hụt các mẹ cần bổ sung thêm vitamin tổng hợp; sắt, acid folic..Theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Ba tháng giữa đây có thể coi là giai đoạn mật ngọt; tình trạng ốm nghén dần được cải thiện người mẹ cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất trong giai đoạn này. Tuy nhiên chúng ta cần kiểm soát được cân nặng tăng khoảng 3-4kg là phù hợp.
Ngoài ra các mẹ phải thăm khám thai định kì; tiêm phòng uốn ván, làm các xét nghiệm đặc biệt kiểm soát tiểu đường thai kì.
– Ba tháng cuối là thời điểm quan trọng để các bé tăng cân; nên sẽ cần nhiều dưỡng chất; các bé cũng tích lũy lớp mỡ dưới da để giữ ấm thân nhiệt chuẩn bị cho sự ra đời. Thời kì này mẹ nên tăng từ 6-7kg và chế độ dinh dưỡng vẫn duy chì cân đối giữa các nhóm chất.
2.Dưỡng thai về mặt tâm sinh lý
Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Do sự gia tăng nội tiết tố khiến họ trở nên nhạy cảm với môi trường bên ngoài.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại mỹ cho thấy một người mẹ có tinh thần luôn vui vẻ lạc quan sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh;thông minh và ngược lại; những mẹ bầu bị stress trong thời gian dài rất dễ có nguy cơ sinh non; trầm cảm, cao huyết áp…Đặt biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Mẹ bầu bị stress trong thời gian dài gây nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân; trẻ chậm phát triển, trẻ tự kỷ, tăng động,.. và tăng nguy cơ gây dị tật thai.
Vì vậy mẹ bầu hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái không âu lo stress tạo môi trường cho thai nhi phát triển tốt ngày khi còn trong bụng mẹ bằng cách:
-Sống lạc quan và luôn nở nụ cười:
+ Cố gắng luôn nở nụ cười và giữ tâm trạng bình tĩnh, suy nghĩ theo hướng tích cực, giải quyết các vấn đề với thái độ thiện chí.
+ Giữ không khí trong gia đình luôn hoà thuận, êm ái.
+ Tạo không gian thoáng mát cho ngôi nhà. Sắp xếp đồ dùng hợp lý, gọn gàng, trang trí trong nhà bởi những hình ảnh xinh xắn, những đồ lưu niệm đáng yêu hay những vật dụng yêu thích…
+ Tìm niềm vui khi làm những công việc mình thích như nấu ăn cho gia đình, làm đồ handmade… thậm chí là cả khi bà bầu tắm, vì đây là thời điểm giúp cơ thể được thư giãn, xua tan mệt mỏi sau một ngày hoạt động.
-Chăm sóc bản thân nhiều hơn:
+ Mẹ bầu cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng, hợp lý.
+ Không làm việc nặng và quá sức.
+ Thư giãn bằng cách nghe nhạc, những bản nhạc giao hưởng hay nhạc không lời có giai điệu đu dương có thể sẽ giúp bạn bớt cẳng thẳng hơn đó.
+ Đọc sách về kiến thức mang thai vừa giúp bà bầu thư giãn vừa nâng cao sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
+ Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể đi dạo hoặc gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè, đi xem phim…
-Tập thể dục thường xuyên:
Mẹ bầu có thể chọn cho mình các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu, bơi lội dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và huấn luyện viên vừa giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, duy trì vóc dáng vừa giúp bạn có một tinh thần thoải mái.
-Tâm sự chia sẻ:
Hãy chủ động tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận hay lo lắng của mình với người thân, bạn bè, ít ra mẹ bầu cũng được giải toả phần nào và còn có thể nhận được những lời khuyên bổ ích, những sự giúp đỡ thích hợp.
3.Quản lý, thăm khám sức khỏe định kì
– Mẹ bầu cần theo dõi sức khoẻ khám thai định kì để đảm bảo thai nhi ra đời và phát triển khoẻ mạnh
Thăm khám định kì và làm đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa phát hiện sớm các bệnh lý hoặc phát triển bất thường của thai nhi.
– Ngoài việc chăm sóc sức khỏe thai nhi; mẹ bầu cũng cần quản lý tốt sức khỏe của mình, quản lý tốt các bệnh đã mắc. Mẹ bầu cũng cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để đảm bảo có một sức khỏe tốt cho cuộc vượt cạn; phòng ngừa phát hiện kịp thời các bệnh lý liên quan đến thai kỳ như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ; để có hướng xử trí và điều trị kịp thời.
4.Xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc một cách khoa học
– Mẹ bầu nên xậy dựng cho mình chế độ sinh hoạt và làm việc một cách khoa học; hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
– Không làm các việc nặng, không thức khuya, không làm việc quá sức.
-Mẹ bầu không nên ngồi lâu; nên vận động với các bài tập yoga dành cho bà bầu; đi bộ nhẹ nhàng ; tập hít thở đặc biệt trong những tháng cuối để việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
– Dưỡng thai bằng thai giáo làm tăng mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và bé; ngoài ra còn giúp cho sự phát triển về mặt tâm sinh lý của trẻ sau này( VD: nói chuyện với bé, nghe nhạc ,kể chuyện…)
Để có một thái kì khoẻ mạnh các mẹ hãy tuân thủ các nguyên tắc dưỡng thai trên nhé .
Các bài liên quan:
1.Mẹ bầu ăn gì để con thông minh khỏe mạnh
2.Tổng hợp các bài tập yoga cho bà bầu
3.Dinh dưỡng mang thai 3 tháng đầu – Cần chú ý điều gì