googleb578e89369db4e48.html

Em bé nấc cụt trong bụng, mẹ đã biết?

10:59 - 22/05/2024 Lượt xem: 227 Tác giả: Thanh Nga

Trong thai kỳ, ngoài những cử động thông thường như đạp, đá, lăn, lộn có lẽ nhiều mẹ sẽ khá bất ngờ khi nhận ra bé yêu trong bụng đang nấc cụt. Vậy thai nhi nấc cụt nguyên nhân do đâu? Đây có phải hiện tượng bình thường không? Mẹ hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Em bé đạp hay đang nấc cụt?

nấc cụt, thai nhi nấc cụt

Khi mang thai, đôi lúc mẹ sẽ cảm nhận được những cú giật đều đều, nhịp nhàng ở vị trí vùng bụng dưới thì mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu em bé đang nấc cụt. Khác với nấc cụt, thai máy hay cử động thai sẽ không có nhịp điệu đều mà có lúc nhanh, lúc mạnh, lúc yếu. Em bé có thể nấc cụt với tần suất từ một đến vài lần mỗi ngày và hiện tượng này cũng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không phân biệt ngày hay đêm. Trong ba tháng giữa thai kỳ, cử động thai và nấc cụt có mức độ nhẹ nhàng tương đương nhau. Nhưng đến ba tháng cuối thì thai máy sẽ có mức độ mạnh hơn nhiều, có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của mẹ. Thực tế, việc thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Không phải toàn bộ mọi thai nhi đều sẽ nấc cụt, do đó nếu bạn không cảm nhận được hoạt động này của thai thì cũng không có gì lạ và mẹ đừng lo lắng quá nhé.

Thai nhi nấc cụt, nguyên nhân do đâu?

Cho đến nay, nguyên do về sự nấc cụt của thai nhi trong bụng mẹ vẫn chưa được chứng minh với những bằng chứng rõ ràng. Dưới đây là những giả thiết được nghĩ đến nhiều nhất:

Chuyển động bất thường của cơ hoành

Cũng giống với người lớn, nấc là kết quả do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. Thai nhi chưa thể tự cân bằng nhịp nuốt và tốc độ nuốt. Khi nuốt hoặc thở, thai nhi sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.

Dây rốn bị chèn ép

Nếu mẹ thấy em bé trong bụng thường xuyên nấc cụt kéo dài sau tuần 32 của thai kì kèm theo các âm thanh "ùng ục" giống như sôi bụng thì cần thận trọng vì rất có thể nguyên nhân là do dây rốn bị chèn ép dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxi và gây ra phản xạ nấc. Nếu do nguyên nhân này, mẹ cần đi khám ngay để được tư vấn và thăm khám kịp thời.

nấc cụt, thai nhi nấc cụt

Thai nhi tập phản xạ bú mút

Ngay từ trong bụng mẹ, những em bé hiếu động đã bắt đầu tập phản xạ bú mút. Điều này giúp bé điều chỉnh khả năng bú mút sau khi chào đời và hạn chế nguy cơ tắc nghẽn phổi. Đây cũng có thể là một trong những lí do khiến bé nấc cụt.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị nấc?

Để hạn chế tình trạng em bé trong bụng bị nấc cụt, mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Duy trì tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lí hoàn toàn bình thường.
  • Mẹ hãy thử thay đổi tư thế, thử đứng dậy đi lại một chút. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thiểu tình trạng em bé trong bụng bị nấc.
  • Kê gối mềm dưới bụng để giảm bớt áp lực lên bụng và cột sống.
  • Xây dựng chế độ ăn đa dạng, lành mạnh và cân đối đinh dưỡng.

nấc cụt, thai nhi nấc cụt

  • Chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ giấc.
  • Tập yoga hoặc các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp cho bà bầu.
  • Uống đủ nước.

 

Hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có thể sinh thường không?
Hướng dẫn mẹ cách nhận biết dịch âm đạo khi mang thai
Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Điểm danh những thực phẩm “VÀNG” làm tăng khả năng thụ thai
Cách canh ngày rụng trứng theo chuyên gia sản khoa cực chuẩn