googleb578e89369db4e48.html

Gan nhiễm mỡ khi mang thai phải làm sao?

09:12 - 29/03/2021 Lượt xem: 394

Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý phổ biến, được chia thành ba mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai.

1. Gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai là gì?

Gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai (Amplified Fragment Length Polymorphism – AFLP) là một rối loạn hiếm gặp trong thời kỳ mang thai, tế bào gan bị xâm nhập bởi các hạt mỡ nhỏ.

Bệnh này chỉ ảnh hưởng đến 1 trong 10.000 đến 20.000 ca mang thai mỗi năm; chủ yếu xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ (tuần 34 – 37), dẫn đến tỷ lệ tử vong ở mẹ và thai cao. ALFP thường gặp ở phụ nữ mang đa thai và tỷ lệ mang thai trẻ nam nhiều hơn so với trẻ nữ.

AFLP chỉ ảnh hưởng đến gan, nhưng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nó thường được chẩn đoán muộn trong thai kỳ trước khi sinh; nhưng cũng có thể xảy ra ngay sau khi sinh.

Gần một nửa các trường hợp AFLP đi kèm các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với tiền sản giật và hội chứng HELLP.

2. Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ cấp tính ở thai kỳ

Nguyên nhân dẫn đến mắc AFLP đối với phụ nữ mang thai đó là rối loạn di truyền dẫn đến quá trình oxy hóa beta có thể bị khiếm khuyết của axit béo bởi thiếu men chuỗi dài 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase (LCHAD), gây tích mỡ trong gan.

Có thể nói sức mạnh của tế bào, ty thể, không phá vỡ axit béo thành các phân tử nhỏ hơn giúp cơ thể xử lý protein, carbohydrate và lipid (chất béo). Vấn đề di truyền này khiến chất béo tích tụ trong các tế bào gan và có thể ở thận, nhau thai và các vị trí khác.

Đột biến gen G1528C ở mẹ phổ biến nhất dẫn đến AFLP, nhưng các đột biến khác cũng có thể làm gián đoạn hoặc ngăn chặn việc xử lý các axit béo bình thường của tế bào.

Các axit béo này sau đó tích tụ trong các mô, làm tắc nghẽn gan của mẹ và cản trở chức năng gan bình thường của mẹ. Gan đặc biệt quan trọng trong thai kỳ đối với sức khỏe của mẹ và bé vì gan khỏe mạnh sẽ loại bỏ độc tố và các chất có hại khác ra khỏi cơ thể.

3. Biểu hiện gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai

Gan nhiễm mỡ khi mang thai

Thai phụ mới mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có các triệu chứng như: mệt mỏi; buồn nôn/nôn, đau đầu, đau vùng thượng vị, chán ăn. Các triệu chứng có thể tiến triển đến vàng da; bụng báng thoáng qua và có thể có biểu hiện suy gan. Thai phụ uống nhiều nước (2 – 3 lít nước) là một triệu chứng sớm của bệnh đái tháo nhạt thoáng qua, trường hợp nặng sẽ có biểu hiện tiền sản giật.

Bệnh có thể diễn biến riêng lẻ hoặc đi kèm tiền sản giật, sản giật. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì 90% bà bầu và 60% thai nhi sẽ được cứu sống.

4. Chẩn đoán

Gan nhiễm mỡ cấp tính thường khó phát hiện khi thăm khám gan do bệnh thường xảy ra vào giai đoạn thai đã lớn, vì vậy cần phải nhờ đến các xét nghiệm và các dấu hiệu để chẩn đoán như:

  • Huyết áp tăng nhẹ
  • Thai phụ thường xuyên khát nước
  • Suy thận nhẹ hơn so với nhiễm độc thai
  • Men gan tăng vừa phải (phân biệt với viêm gan do siêu vi hay độc tố)
  • Chỉ số Bilirubin tăng nhẹ (phân biệt với viêm gan do siêu vi hay độc tố)
  • Thực hiện siêu âm để loại trừ nguyên nhân khác như: u gan, nhồi máu gan; các bệnh lý đường mật…

5. Điều trị gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai

Hiện nay, bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính ở thai phụ chưa có thuốc đặc trị, do đó khi mang thai sản phụ cần thường xuyên thăm khám, siêu âm thai định kỳ theo quy định.

Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp các bác sĩ phát hiện triệu chứng bệnh sớm và có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu để muộn khiến bệnh trở nặng sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

6. Thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt

  • Dinh dưỡng đối với bà bầu bị gan nhiễm mỡ nói là vô cùng quan trọng. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc biến chứng, thai phụ cần tăng cường chất xơ từ rau củ quả; hạn chế mỡ động vật, bổ sung chất béo thực vật, không sử dụng chất kích… Tuy nhiên cần lưu ý là thai phụ không nên kiêng khem quá mức; tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Mẹ bầu nên từ bỏ các thói quen sinh hoạt thất thường, thức khuya, bỏ bữa cơm; lười vận động… vì đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Thai phụ cần đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng thần kinh, ăn uống đúng; thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế tích lũy mỡ thừa.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi , giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ , để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?