googleb578e89369db4e48.html

Gây tê ngoài màng cứng – kỹ thuật giảm đau trong đẻ

07:21 - 10/04/2020 Lượt xem: 388

Gây tê ngoài màng cứng đang trở thành một trong những kỹ thuật hữu ích; và có tính linh hoạt cao trong chuyên ngành gây mê hiện nay. Vậy gây tê ngoài màng cứng là gì? các bước thực hiện ra sao? chúng ta hãy cùng tìm hiểu. 1. Gây tê ngoài màng cứng là […]

Gây tê ngoài màng cứng đang trở thành một trong những kỹ thuật hữu ích; và có tính linh hoạt cao trong chuyên ngành gây mê hiện nay. Vậy gây tê ngoài màng cứng là gì? các bước thực hiện ra sao? chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật gây tê vùng; được tiến hành bằng cách đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng; để ức chế dẫn truyền thần kinh ở một vùng nhất định do các rễ thần kinh chi phối.

Nó là kỹ thuật gây tê vùng duy nhất có thể thực hiện hầu như ở bất kỳ vị trí nào của cột sống; và có nhiều ứng dụng trong lâm sàng.

Trong sản khoa kỹ thuật này được chỉ định ở những sản phụ chuyển dạ khó hoặc có nguy cơ cao như ngôi ngược; thai đôi; tiền sản giật và chuyển dạ kéo dài. Hơn nữa, gây tê vùng để mổ lấy thai còn làm giảm tỷ lệ tử vong ở mẹ so với gây mê toàn thể.

2. Chống chỉ định gây tê vùng ngoài màng cứng

Nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây; có thể sản phụ sắp sinh sẽ không được chỉ định thực hiện phương pháp đẻ không đau bằng kỹ thuật này.

    • Chất lượng máu không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
    • Đã và đang sử dụng các thuốc có tác dụng làm loãng máu trong thai kỳ.
    • Sản phụ bị viêm nhiễm ở vùng lưng.
    • Sản phụ mắc bệnh lý tim hay gan nặng kèm theo.

3. Các bước thực hiện của kỹ thuật

Gây tê ngoài màng cứng - kỹ thuật giảm đau trong đẻ

Quy trình gây tê ngoài màng cứng được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Sản phụ chuẩn bị trong tư thế nằm nghiêng; cuộn tròn người hoặc ngồi ở mép giường cong lưng tôm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bước 2: Kỹ thuật viên thực hiện sát trùng vùng lưng.

Bước 3: Bác sĩ gây tê sẽ tiêm thuốc tê vào vùng lưng dưới của thai phụ.

Bước 4: Một ống thông được luồn qua kim, thực hiện rút kim và cố định ống thông.

Bước 5: Bác sĩ tiêm thuốc tê thử nghiệm để xác định vị trí ngoài màng cứng tại cột sống.

Bước 6: Tiến hành đưa đầy đủ liều lượng thuốc tê cần thiết vào vùng khoang ngoài màng cứng. Trong quá trình gây tê vùng, người mẹ và thai nhi vẫn phải được theo dõi liên tục. Sau khi gây tê, sản phụ tạm thời mất đi cảm giảm đau ở vùng lưng chậu; song vẫn có thể cử động chân và nửa thân trên. Ngoài ra, thai phụ vẫn giữ được ý thức tỉnh táo trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con.

Bước 7: Thai phụ sẽ tiếp tục được truyền thuốc tê theo đúng liều lượng chuẩn trong toàn bộ quá trình sinh.

Bước 8: Sản phụ kết thúc quá trình sinh, ống truyền được tháo bỏ một cách nhẹ nhàng, không gây đau đớn. Đối với trường hợp sinh mổ, ống truyền được giữ lại để tiếp tục kiểm soát cơn đau hậu phẫu.

Gây tê ngoài màng cứng là một trong những biện pháp “đẻ không đau” được rất nhiều sản phụ lựa chọn để “vượt cạn” được dễ dàng hơn. Ngoài phương pháp giảm đau này, mẹ bầu có thể tham khảo những phương pháp giảm đau trong đẻ khác để có sự lựa chọn tốt nhất trong quá trình sinh của mình. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang