googleb578e89369db4e48.html

Giải đáp hiện tượng nấc cục của thai nhi

08:40 - 18/07/2020 Lượt xem: 655

Thai nhi nấc trong tử cung có thể coi là một trong những dấu hiệu em bé đang phát triển bình thường nhưng tại sao bé lại nấc? Trên thực tế thì trẻ sơ sinh chỉ nấc sau khi hệ thống thần kinh trung ương được hoàn thiện để sẵn sàng cho việc thở. Tuy […]

Thai nhi nấc trong tử cung có thể coi là một trong những dấu hiệu em bé đang phát triển bình thường nhưng tại sao bé lại nấc? Trên thực tế thì trẻ sơ sinh chỉ nấc sau khi hệ thống thần kinh trung ương được hoàn thiện để sẵn sàng cho việc thở. Tuy nhiên ngay từ trong bụng mẹ bé đã có thể nấc, thậm chí nấc cụt rất sớm, từ tuần thứ 9 thai kỳ. Dù vậy, giai đoạn này thai nhi quá nhỏ nên đến cuối quý 2, đầu quý 3, mẹ mới dễ dàng nhận ra.

1. Biểu hiện của nấc cục ở thai nhi

Bà bầu đặt tay lên bụng cảm nhận thấy rung động như tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều. Những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Khác với nấc cụt, thai máy (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng giữa) hay cử động thai (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng cuối) sẽ không có nhịp điệu đều như vậy mà có lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.

Nấc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm; một ngày có thể từ một đến vài cơn nấc xuất hiện. Trung bình của mỗi cơn nấc cụt là khoảng từ 3 đến 15 phút một cơn.

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi bé bị nấc đều nhẹ nhàng như nhau. Nhưng khi đến 3 tháng cuối thì có sự khác biệt rất lớn giữa cử động thai và khi nấc. Bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng còn thai máy thì bé cử động rất mạnh; đôi khi có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của mẹ.

nấc cục thai nhi
Giải mã tiếng nấc cục của thai nhi

2. Vì sao con bị nấc cục trong bụng mẹ

      • Chuyển động bất thường của cơ hoành

Cũng như người lớn, em bé trong bụng bị nấc là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. Vì các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.

      • Dây rốn bị chèn ép

Vào tuần thứ 32, bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.

Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài; cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.

3. Mẹ cần làm gì khi thai bị nấc cụt

Thai nhi nấc cục mẹ cần giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, duy trì chế độ ăn uống khoa học

Nếu bạn phát hiện những tiếng nấc của con, bạn không cần quá lo lắng và vội vàng đi khám bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Bạn chỉ cần:

      • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
      • Duy trì một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên.
      • Nhiều người nghĩ rằng con nấc là do đói và khát nên cố gắng ăn nhiều một thứ gì đó. Tuy nhiên, điều này không đúng và bạn đừng làm theo nhé.
      • Nếu tần suất bé nấc tăng lên, bạn có thể thử thay đổi tư thế. Chẳng hạn, nếu bạn đang nằm nghiêng bên trái thì thử quay sang bên phải; đang ngồi làm việc thì thử đứng dậy đi lại một chút. Việc mẹ bầu thay đổi vị trí sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thiểu tình trạng bị nấc.
      • Nếu bạn nhận thấy hiện tượng thai nhi nấc cụt tăng lên đột ngột với những chuyển động bất thường, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn siêu âm để biết chính xác tình trạng sức khỏe của bé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật, bất thường bánh rau, dây rốn từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết