Giải đáp một số thắc mắc về thai ngoài tử cung
07:42 - 26/01/2021 Lượt xem: 631
Thai ngoài tử cung là 1 bệnh lý sản phụ khoa cấp tính, khi vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người bệnh. Chửa ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 0,45 – 1,05%. Tỷ lệ chửa ngoài tử cung tăng có liên quan với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt Chlamydia trachomatis, viêm nhiễm tiểu khung, tiền sử nạo phá thai, sử dụng một số biện pháp tránh thai như đặt dụng cụ tử cung hay mẹ lớn tuổi… Người có chửa ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị chửa ngoài tử cung lại.
1. Mang thai ngoài tử cung thử que có lên không ?
Que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu, chứ không xác định được vị trí túi thai làm tổ. Do đó, chỉ cần bạn mang thai, dù là thai ngoài hay trong tử cung thì thử que vẫn lên 2 vạch.
Đối với phụ nữ mang thai ngoài tử cung, nồng độ HCG sẽ có dấu hiệu ít hơn nên nhiều chị em thấy vạch thứ 2 mờ hơn hoặc que thử lên muộn hơn.
2. Thai ngoài tử cung có sinh được không?
Theo bác sĩ sản khoa, mang thai tử cung chắc chắn không thể sinh, bắt buộc phải điều trị. Thai không thể tự di chuyển tới cổ tử cung, khó giữ lại và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng khi bị vỡ.
3. Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?
Thời gian vỡ của thai ngoài tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Vị trí làm tổ: Vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng. Không gian nơi nào nhỏ hơn thì thai sẽ vỡ nhanh hơn.
- Kích thước nơi thai làm tổ.
- Sự phát triển của thai ngoài tử cung.
4. Mang thai ngoài tử cung có ảnh hưởng tới những lần mang thai sau không?
Một khi bạn đã mang thai ngoài tử cung thì nguy cơ mắc trong lần sau sẽ cao hơn. Do đó, bạn nên kế hoạch ít nhất 6 tháng trước khi có ý định mang thai lại và cần theo dõi, tham khảo ý kiến bác sĩ để chuẩn bị cho những lần mang thai sau an toàn.
5. Khi nào cần phẫu thuật thai ngoài tử cung?
Nếu ống dẫn trứng bị vỡ thì mổ cấp cứu. Trong 1 số trường hợp, bác sĩ nhận thấy nguy cơ cao, không thể điều trị nội khoa thì sẽ chỉ định phẫu thuật lấy thai ra khỏi ống dẫn trứng hoặc cắt bỏ cùng thai.
Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ. Do đó, bạn hãy trang bị kiến thức thật tốt trước khi làm mẹ, nên thăm khám sức khỏe định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
6. Cách để phòng ngừa thai ngoài tử cung là gì ?
Để giảm nguy cơ thai ngoài tử cung, bạn cần đảm bảo bộ máy sinh sản diễn ra bình thường. Bởi chỉ cần 1 tổn thương nào tại đây, đều có khả năng để lại sẹo dây dính, làm tăng nguy cơ hợp tử làm tổ lạc chỗ.
Một số biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo:
- Quan hệ tình dục đúng cách
- Vệ sinh bộ phận sinh dục tốt
- Duy trì thăm khám phụ khoa thường xuyên
- Bỏ thuốc lá, rượu bia
- Thực hiện chế độ ăn uống, lối sống khoa học
- Không nạo phá thai
- Mang thai trước tuổi 35
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, từng có nhiều năm công tác tại các bệnh viện đầu ngành như PSTW… cùng công nghệ hiện đại, sẽ giúp sớm phát hiện các vấn đề bất thường của thai nhi để kịp thời đưa ra tư vấn, điều chỉnh phù hợp cho mẹ bầu.
Để cập nhật những kiến thức về sản phụ khoa và các kiến thức sau sinh, quý khách có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN. Để đăng ký khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn khang; quý khách có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ ZALO: 0342.318.318 để được hướng dẫn.