googleb578e89369db4e48.html

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tiêm phòng trước khi mang thai

08:19 - 15/02/2020 Lượt xem: 301

Việc tiêm phòng trước khi mang thai hiện nay được khá nhiều phụ nữ quan tâm. Và cũng có không ít những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và lời khuyên cho những câu hỏi mà các chị em đang băn khoăn. 1. Có nhất thiết […]

Việc tiêm phòng trước khi mang thai hiện nay được khá nhiều phụ nữ quan tâm. Và cũng có không ít những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và lời khuyên cho những câu hỏi mà các chị em đang băn khoăn.

1. Có nhất thiết phải tiêm phòng trước khi mang thai không?

Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng; khi người mẹ mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, quai bị, rubella… thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh; hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sảy thai, sinh non.

2. Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu thì tốt?

Trước khi mang thai, người phụ nữ có thể cần tiêm nhiều loại vắc xin khác nhau để chuẩn bị cho cơ thể một sức khỏe tốt nhất. Thời gian cần tiêm của mỗi loại vắc xin là khác nhau. Và còn tùy thuộc vào việc tuân thủ tiêm chủng cũng mỗi người trước đó. Nhưng đa số các mũi vắc xin được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai từ 3 – 6 tháng. Các mũi tiêm cụ thể có thể tham khảo bài viết: “Khuyến cáo những mũi Vacxin phòng bệnh cần tiêm trước khi mang thai”.

giải đáp những câu hỏi thường gặp về tiêm phòng trước khi mang thai

3. Trước khi tiêm phòng cần chuẩn bị những gì

Tìm hiểu trước thông tin của những loại vắc xin mà bạn có ý định tiêm: thời gian tiêm, loại vắc xin, giá tiền, địa chỉ tiêm uy tín…

Chuẩn bị sức khỏe trước khi tiêm: Điều này rất quan trọng cho việc bạn được tiêm và theo dõi sau tiêm thành công. Vì trước khi tiêm, bạn sẽ được khám sáng lọc để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, xem có đủ điều kiện để được tiêm chủng hay không? Tư vấn những loại vắc xin được tiêm trong lần này.

Cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc; các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.

4. Cần chú ý gì sau khi tiêm phòng

    • Theo dõi sau tiêm chủng

Theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thởi khò khè, da mẩn đỏ… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất

Sau khi tiêm nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng. Không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Tiêm phòng trước khi mang thai có thật sự cần thiết
Theo dõi sức khỏe sau tiêm là điều cần chú ý đầu tiên sau khi tiêm phòng.
    • Dùng các biện pháp tránh thai trong thời gian khuyến cáo

Điều này giúp bạn có đủ kháng thể để phòng ngừa các bệnh. Đồng thời giảm thiểu rủi ro về nguy cơ dị tật cho em bé.

5. Sau tiêm phòng phát hiện có thai trước thời gian quy định thì có sao không?

Có 2 loại vắc xin ngừa Cúm và Viêm gan B, có thể tiêm được trong quá trình mang thai nếu trước khi mang thai mà người phụ nữ chưa hoàn thành việc tiêm chủng.

Còn với vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella, các chị em tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện mình đã được làm mẹ.

Trong trường hợp lỡ tiêm 2 loại vắc xin trên rồi mới phát hiện mình mang thai (thời gian từ lúc tiêm vắc xin đến lúc mang thai chưa được 1 tháng); các mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Trong trường hợp không có chỉ định chấm dứt thai kỳ; bạn cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Trên đây là những câu hỏi thường gặp trong vấn đề tiêm phòng trước khi mang thai. Phòng khám 43 Nguyễn Khang chúc chị em có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh!

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?