googleb578e89369db4e48.html

Giải pháp cho mẹ bầu bị mất ngủ

03:39 - 12/12/2020 Lượt xem: 686

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, phụ nữ khi mang thai ngủ ít hơn 5-6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao […]

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, phụ nữ khi mang thai ngủ ít hơn 5-6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao và trầm cảm, hơn là người ngủ đủ 7 tiếng/ngày hoặc nhiều hơn.

1. Tác hại của chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai?

Khi mang thai, giấc ngủ của phụ nữ có thể thay đổi như sau:

      • Tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai: Mẹ bầu thường mệt mỏi do thay đổi nội tiết, do đó cần ngủ nhiều hơn.
      • Tam cá nguyệt thứ ba (ba tháng cuối của thai kỳ): chất lượng giấc ngủ bị giảm sút do mang thai to chèn ép làm cho mẹ bầu khó chịu, đau các cơ khớp, đau lưng, chuột rút, đi tiểu nhiều…. Bà bầu thức giấc vào ban đêm nhiều hơn và tổng thời gian ngủ trong ngày giảm xuống.

Phụ nữ mang thai mất ngủ triền miên có thể gặp vấn đề về giấc ngủ sau này. Khi bé được sinh ra, người mẹ chưa thích nghi với lịch sinh hoạt của bé; tạo ra nhiều thách thức đối với giấc ngủ của mẹ.

mẹ bầu mất ngủ
Mẹ bầu bị mất ngủ phải làm sao ?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu phụ nữ gặp vấn đề về giấc ngủ, như mất ngủ hoặc ngủ kém; có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm hoặc nặng hơn có thể phát sinh trầm cảm sau khi sinh. Khi giấc ngủ của phụ nữ mới sinh bị gián đoạn nghiêm trọng; có thể ảnh hưởng đến việc gắn kết hoặc chăm sóc em bé; hoặc thậm chí ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của người mẹ đối với con.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ trong thai kỳ

      • Lo âu và căng thẳng:

Là những lo lắng về sự phát triển của thai nhi, tình hình kinh tế của gia đình, công việc, mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng…

      • Vấn đề về tiêu hóa:

Khi thai nhi càng lớn ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược thực quản. Đồng thời, hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai cũng hoạt động kém và yếu đi, dẫn đến thức ăn lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón điều này khiến mẹ bầu khó ngủ hơn.

      • Thai nhi ngày một lớn hơn:

Em bé ngày một phát triển, bụng ngày càng to và khó tìm một tư thế ngủ thích hợp để cảm thấy thư giãn, thoải mái khi ngủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến thai phụ trong 3 tháng cuối thường khó ngủ hay mất ngủ về đêm.

mẹ bầu mất ngủ

 

      • Nhịp tim tăng:

Nhịp tim của bà bầu sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều, nhịp tim tăng khiến thai phụ cảm thấy khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.

      • Hô hấp:

Thai nhi càng lớn dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành khiến cử động của cơ hoành giảm bớt nên thai phụ càng phải thở sâu, thở nhiều hơn để lấy nhiều không khí chứa ôxy, điều này khiến cho các mẹ bầu bị mất ngủ.

      • Tiểu đêm nhiều:

Khi mang thai thận của thai phụ phải làm nhiều hơn để lọc thêm khối lượng máu trong suốt khi mang bầu, khiến bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Dạ con ngày một lớn và chèn ép bàng quang gây khó chịu và phải đi tiểu thường xuyên, kể cả ban đêm.

      • Đau lưng và chuột rút:

 

Cơn chuột rút thường diễn ra đột ngột ở đùi, bắp chân, sau đó là cơn đau tại chỗ chuột rút làm bà bầu phải thức giấc vì đau. Hơn nữa, lưng và chân ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé nên thai phụ dễ gặp phải chứng đau vùng lưng, đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ.

3. Làm sao để cải thiện giấc ngủ

      • Khi mang thai, bà bầu cần tránh ăn no trước khi đi ngủ; nên ăn tối cách giờ đi ngủ từ 2 – 3 giờ để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.
      • Tránh uống quá nhiều nước trước lúc ngủ để hạn chế việc thức giấc đi tiểu đêm; gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.
      • Để ngủ ngon hơn, bà bầu có thể nằm ngủ nghiêng sang bên trái; đầu gối uốn cong và chân gác lên cao. Tư thế này giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế tình trạng phù nề; đồng thời tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp và có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai.
      • Phòng ngủ, giường, gối và khăn trải giường thoải mái, sạch sẽ để đảm bảo ngủ ngon giấc.
      • Trước khi ngủ có thể tắm nước ấm pha thêm một ít tinh dầu để tinh thần thư thái; hoặc uống một ly sữa ấm … Ngâm chân trước khi ngủ vào nước gừng và muối ấm; giúp mạch máu lưu thông và dễ ngủ hơn, giảm chứng mất ngủ khi mang thai.
      • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn lúc mang thai không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn làm giảm stress. Điều này không những cải thiện chuột rút và còn giúp cho giấc ngủ của bà bầu tốt hơn.
      • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý; ngủ trưa khoảng từ 30 – 60 phút để tăng khả năng nhanh nhạy; trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 nguyễn khang với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội…Luôn là sự lựa chọn số một cho tất cả các chị em phụ nữ.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang