googleb578e89369db4e48.html

Dùng giấy quỳ thử rỉ ối có thực sự an toàn?

16:41 - 21/10/2024 Lượt xem: 124 Tác giả: Thanh Nga

Tại sao dùng giấy quỳ thử rỉ ối?

Trên khắp các diễn đàn, nhiều chị em đang truyền tai nhau về bí kíp dùng giấy quỳ test rỉ ối, vừa rẻ vừa tiện lợi. Thực hư của phương pháp này ra sao, liệu có chính xác như lời đồn? Nếu mẹ cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Rỉ ối là gì?

Như đã biết, nước ối là môi trường dịch lỏng giàu dinh dưỡng bao quanh thai nhi. Nước ối được bao bọc bởi lớp màng ối, có vai trò nuôi dưỡng phôi thai, bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn và là môi trường vô khuẩn cho thai nhi trong suốt thai kỳ cũng như khi chuyển dạ sinh.

Rò rỉ nước ối là tình trạng nước ối bị rò rỉ ra ngoài theo đường âm đạo từng chút khiến nhiều mẹ bầu nhầm tưởng đó là dịch âm đạo hay nước tiểu. Đây là một dấu hiệu bất thường trong thai kỳ mà mẹ cần hết sức lưu tâm. 

rỉ ối, giấy quỳ, test quỳ

2. Tại sao các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng rỉ ối?

Rỉ ối có thể do nhiều nguyên nhân, muốn biết chính xác mẹ bầu cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn kịp thời. Sau đây là một vài nguy cơ mẹ có thể phải đối mặt:

  • Cạn ối: cạn ối có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi hoặc suy thai dẫn đến việc thai ngừng phát triển.
  • Nhiễm trùng: rỉ ối có thể là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tử cung, nhiễm trùng màng ối, nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng cả mẹ và thai nhi
  • Gia tăng nguy cơ sinh mổ, sinh sớm
  • Sinh non: khi mẹ bị rỉ ối trước tuần 37, đây có thể là dấu về nguy cơ sinh non

3. Phân biệt giữa nước ối, nước tiểu và dịch âm đạo

Bạn có thể gặp tình trạng rỉ ối vào những tuần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng được phát hiện ra bởi nhiều mẹ có thể lầm tưởng đây là dịch âm đạo hoặc nước tiểu. 

Càng gần ngày sinh, thai nhi tạo sức ép lớn lên bàng quang khiến nước tiểu dễ rò rỉ khi mẹ ho, hắt hơi hoặc vận động gắng sức, đồng thời các mô âm đạo cũng sản xuất nhiều dịch lỏng hơn tạo điều kiện thuận lợi đưa thai nhi ra ngoài. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ rỉ ối, mẹ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và xác định chính xác

Sau đây là một vài gợi ý giúp mẹ phân biệt giữa nước ối nước tiểu và dịch âm đạo: 

- Nước ối: Dịch trong, lỏng như nước, không mùi, gây ướt quần lót

- Dịch âm đạo: có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng; nhầy, dính như lòng trắng trứng, có thể gây ngứa hoặc không

- Nước tiểu: có màu vàng và mùi khai đặc trưng

Mẹ cũng có thể nhận biết rỉ ối bằng cách thực hiện đơn giản sau: sau khi đi tiểu hết, dùng khăn giấy thấm khô hết nước tiểu và đặt một miéng băng vệ sinh mỏng ( băng vệ sinh hằng ngày) lên quần lót. Để một thời gian rồi lấy ra quan sát. Nếu chất lỏng màu vàng, có mùi khai đặc trưng thì đó là nước tiểu. Nếu chất lỏng không màu, không mùi thì rất có thể là nước ối, mẹ nên đến cơ sở y tế kiểm tra để xác định chắc chắn.

rỉ ối, giấy quỳ, test quỳ

4. Liệu có thể phát hiện rỉ ối qua siêu âm?

Thực tế, siêu âm chỉ có thể giúp bác sĩ xác định chỉ số ối của mẹ từ đó đánh giá tình trạng ối là bình thường hay bất thường. Do đó, người phát hiện sớm nhất hiện tượng rỉ ối là mẹ chứ không phải là bất kì phương pháp nào khác.

5. Tại sao dùng giấy quỳ test rỉ ối?

Giấy quỳ hay quỳ tím là loại giấy được tẩm dung dịch ethanol hoặc nước cùng chất màu được tách từ rễ cây địa y để xác định độ pH dựa theo sự thay đổi về màu sắc. Sử dụng giấy quỳ cho kết quả nhanh nên thường được xem là phương pháp ban đầu trong các trường hợp muốn xác định độ pH, tính acid, base. Khi nhúng vào dung dịch cần xác định quỳ sẽ chuyển màu xanh nếu dung dịch có tính base và chuyển màu đỏ nếu dung dịch có tính acid. Quỳ không đổi màu với trường hợp trung tính.

rỉ ối, giấy quỳ, test quỳ

Nhờ tính chất này mà giấy quỳ có thể test rỉ ối. Nếu quỳ chuyển thành màu xanh sẫm thì có hiện tượng nước ối rò rỉ. Nếu quỳ không đổi màu thì đó là nước tiểu còn chuyển sang đỏ thì là dịch âm đạo

6. Dùng giấy quỳ test rỉ ối có thực sự an toàn?

Theo tìm hiểu, hiện nay các chị em bầu đang truyền tai nhau về việc tự mua giấy quỳ thử rỉ ối tại nhà. Loại giấy này có thể dễ dàng tìm mua được tại các cửa hàng hóa chất và thậm chí là cửa hàng cá cảnh. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý, phương pháp này chỉ thực sự an toàn khi giấy quỳ được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn dành cho sản phẩm y tế. Trong trường hợp sản xuất từ hóa chất công nghiệp không có xuất xứ rõ ràng, không được kiểm soát chất lượng thì việc sử dụng những loại giấy quỳ này có thể xảy ra nguy cơ nhiễm khuẩn, dị ứng, nhiễm độc kim loại nặng hay các tạp chất độc hại. Hơn nữa, trong trường hợp thai phụ đang sử dụng kháng sinh, nhiễm khuẩn âm đạo hoặc để tình trạng rỉ ối diễn ra lâu thì việc chỉ test rỉ ối bằng quỳ là chưa đủ.

Do đó, khi nghi ngờ rỉ ối, mẹ cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra một cách chính xác, tránh vì lơ là mà để lại hậu quả nghiêm trọng. Tại đây, bên cạnh bước đầu siêu âm kiểm tra tình trạng ối và test quỳ xác định độ pH thì các bác sĩ còn chẩn đoán tình trạng rỉ ối bằng cách dùng mỏ vịt phụ khoa để quan sát dịch đọng chảy ra từ âm đạo hay cổ tử cung hoặc soi dịch dưới kính hiển vi. 

Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ để theo dõi thai kì cũng như thực hiện các xét nghiệm đánh giá sức khoẻ thì Phòng khám 43 Nguyễn Khang là một địa chỉ mà chị em nên tham khảo. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?