Hệ thống truyền máu an toàn

07:13 - 31/05/2020 Lượt xem: 470

I. Hệ thống truyền máu Hệ thống truyền máu trên toàn thế giới có ba bộ phận chính. 1. Vận động tuyên truyền để có người cho máu và cho máu nhắc lại Ở nước ta bộ phận này được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện […]

I. Hệ thống truyền máu

Hệ thống truyền máu trên toàn thế giới có ba bộ phận chính.

1. Vận động tuyên truyền để có người cho máu và cho máu nhắc lại

Ở nước ta bộ phận này được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (chính quyền là trưởng ban; Chữ thập đỏ, thanh niên, y tế là phó ban và các thành viên khác).

2. Ngân hàng máu:

(Hay trung tâm truyền máu khu vực) bao gồm có:

Hệ thống truyền máu

      • Thu gom máu

Tuyển chọn người cho máu, quản lý người cho máu lần đầu và nhắc lại).

Tư vấn người cho máu

Thu gom máu, thu gom huyết tương, thu gom tế bào nguồn sinh máu.

      • Xét nghiệm sàng lọc

Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc theo quy chế truyền máu của Bộ Y tế quy định.

HBsAg

AntiHCV

AntiHIVl-2

Giang mai

Sốt rét

ALT (khi có điều kiện)

Kháng thể bất thưòng.

Xác định nhóm máu khác ngoại hệ ABO. Khi có điều kiện và các xét nghiệm khi điều kiện truyền máu đòi hỏi.

      • Điều chế các thành phần máu

hệ thống truyền máu
Ban đầu, các túi máu được cho vào máy ly tâm để xử lý, phân tách

Các thành phần máu chủ yếu:

Khối hồng cầu (KHC)

Hồng cầu rửa (HCR)

Huyết tương tươi đông lạnh (HTTĐL)

Tủa lạnh yếu tố VIII (cryoprecipitate)

Khối tiểu cầu (KTC).

      • Bảo quản, lưu trữ và phân phối máu, chế phẩm máu

Mỗi chế phẩm máu sẽ được bảo quản ở một nhiệt độ khác nhau: Hồng cầu từ 2 – 6 độ C, huyết tương thấp hơn -25 độ C. Ngay khi các thành phần máu được điều chế xong sẽ được đưa vào bảo quản ngay trong nhiệt độ tiêu chuẩn.

3. Hệ thống truyền máu bệnh viện

Có hai bộ phận

      • Labo xét nghiệm truyền máu

Nhận máu và các chế phẩm máu từ các ngân hàng máu hay trung tâm truyền máu khu vực, tiến hành các xét nghiệm hòa hợp giữa người cho và người nhận máu rồi phát cho các khoa lâm sàng.

      • Các khoa lâm sàng:

Dự trù máu và các chế phẩm máu cho labo xét nghiệm truyền máu. Thực hiện truyền máu và chế phẩm máu tại giường (làm nhóm lại tại giường bệnh (người bệnh và túi máu hay chế phẩm máu). Phản ứng sinh hoc, theo dõi truyền máu (nhiệt độ, huyết áp, mạch và các phản ứng khác). Không có máu thì không thể có truyền máu.

Không có người cho máu thì không thể có máu. Mặc dù khoa học đã phát triển song chưa tạo ra chất thay thế máu hoàn toàn. Do đó vấn đề người cho máu (nguồn nguyên liệu) là vấn đề quan trọng hàng đầu mà nhiều nước coi như cuộc ‘cách mạng” trong hệ thống truyền máu an toàn.

II. Người cho máu

      • Trong truyền máu có song song nhiều hình thức cho máu:

Cho máu chuyên nghiệp

Người nhà, người thân cho máu

Cho máu tình nguyện

Truyền máu tự thân

      • Người cho máu có thể cho:

Cho máu toàn phần

Cho huyết tương

Cho tiểu cầu hay các thành phần khác.

Dù cho hình thức nào đều phải đảm bảo nguyên tắc là có hiệu quả trong (điều trị đồng thời phải đảm bảo an toàn tối đa cho người nhận máu và cho chính bảnn thân họ (người cho máu).

      • Người cho máu chuyên nghiệp

Người cho máu chuyên nghiệp hay đúng hơn là người bán máu. Do hoàn cảnh họ phải sống bằng nghề bán máu. Hiện nay còn tồn tại nhiều cơ sở lấy máu nên họ đi bán máu ở nhiều nơi với nhiều tên khác nhau, thường dấu diếm bệnh tật nên chất lượng máu không đảm bảo (từ huyết sắc tố thấp và tiềm ẩn những nguy cơ cao không thể lường hết).

Ở hầu hết các nước đang phát triển loại hình này chiếm tỷ lệ cao khi bệnh nhân cần vài đơn vị máu hay nhiều hơn mà ngân hàng máu không có đủ.

Loại hình này khuyến khích lúc đầu khi phong trào hiến máu nhân đạo mới bắt đầu, ngân hàng máu chưa có đủ lượng máu dự trữ vì có những hạn chế sau đây:
    • Khi cấp cứu ngân hàng máu không thể tiến hành tất cả các xét nghiệm theo yêu cầu (HIV, HBV,HCV, giang mai, sốt rét v.v…)
    • Nhiều trường hợp nhận là người trong gia đình song thực chất mua bán máu dưới hình thức khác, nhiều khi giá cả cao gấp nhiều lần (do ngân hàng máu không có máu, con cái trong gia đình không cho máu).
    • Nhiều trường hợp người thân và người trong gia đình khi được xét nghiệm tỷ lệ lây nhiễm các virus qua con đường truyền máu cao như HBV có khi nhiễm cả HIV, giang mai v.v…
    • Người bệnh đòi hỏi truyền nhiều máu: ngoài máu ngân hàng máu cấp, máu của gia đình bạn bè cho, song người bệnh hiếu rằng họ sống được là do gia đình cho máu, khi khỏi bệnh ý thức trách nhiệm công dân cũng sẽ hạn chế.
    • Khi mắc bệnh do truyền máu (vì dùng cả máu ngân hàng máu cấp và gia đình cho cũng gây khó khăn cho bệnh viện giải thích).
    • Nhiều trường hợp nhóm máu những người trong gia đình và bạn bè bệnh nhân không phù hợp, ngân hàng máu khó giải thích khi đổi máu.
      • Người cho máu tình nguyện không nhận tiền

Trong hệ thống truyền máu hiện đại, an toàn, đối tượng này sẽ là chủ yếu và cũng là mục tiêu mà ngành truyền máu chúng ta phấn đấu phải đạt được.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 198/2001/QĐ-TTg ngày 28/11/2001 chương trình an toàn truyền máu giai đoạn 2001-2010 và dự án đầu tư xây dựng 4 trung tâm truyền máu khu vực vay vốn của Ngân hàng thế giới (WB).

Theo các quyết định trên đến năm 2005 phải đạt 50% và năm 2010 phải đạt 70% người cho máu tình nguyện không lấy tiền. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nê và quan trọng mà Nhà nước giao cho ngành Huyết học – Truyền máu. Tuỳ theo mỗi địa phương dựa vào hoàn cảnh thực tế ngành HHTM phấn đấu để có nhiều người cho máu tình nguyện, nguy cơ thấp cho máu và cho máu nhắc lại.

Xây dựng được nhu cầu máu và chế phẩm máu thực tế ở các địa phương, các bệnh viện để Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo các cấp vận động người cho máu; xây dựng ngân hàng máu kịp thời cung cấp máu cho điều trị cấp cứu và đề phòng các thảm hoạ.

    • Cho máu tự thân

Đây là loại hình cho máu an toàn nhất, nhất là các nước đang phát triển số người cho máu còn ít, số lượng máu đáp ứng chưa đủ. Có thể cho trước khi mổ, trong khi mổ (có chương trình cho máu tự thân). Kinh phí chi cho việc xét nghiệm sàng lọc cũng được giảm đáng kể.

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang