googleb578e89369db4e48.html

Hen phế quản: Nguyên nhân,triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

04:42 - 24/03/2020 Lượt xem: 585

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. 1. Hen phế quản là gì? Hen […]

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm.

1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí. Triệu chứng của bệnh gây ra do tình trạng viêm làm cho đường thở sung huyết, phù nề, hẹp lòng và tăng nhạy cảm với các chất gây kích thích co thắt phế quản, hạn chế lưu thông khí. Điều này gây ra triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho.

Cơn khó thở nhẹ có, thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu điều trị sẽ làm cơn khó thở nhanh phục hồi hơn. Điều trị thích hợp có thể làm giảm nguy cơ tái xuất hiện cơn hen phế quản. Nếu bạn đã bị những cơn hen nặng thì nên tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ.

Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi, nhưng triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Hen phế quản là bệnh mạn tính. Cơn hen của bạn không ổn định mà thay đổi theo thời gian và tất cả bệnh nhân hen phế quản đều có những ngày khỏe mạnh và những ngày khó chịu.

2. Nguyên nhân gây hen phế quản

    • Virus: Là nguyên nhân phổ biến nhất gặp trong 85% các trường hợp cơn hen cấp đó là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV
    • Các nguyên nhân khác gây hen phế quản:
    • Môi trường : bụi, bọ nhà, phấn hoa, vật nuôi, mốc, khói thuốc lá, than tổ ong…
    • Thực phẩm như trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm …
    • Bệnh khác : trào ngược dạ dầy thực quản, sốt, mất nước..

Hen phế quản: Nguyên nhân,triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

    • Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
    • Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
    • Yếu tố gia đình trẻ bị hen: Bố hoặc mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng.
    • Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…

3. Biểu hiện của hen phế quản

Đặc điểm xuất hiện

    • Khò khè từng cơn, thoáng qua: do virus hoặc thay đổi thời tiết, dị ứng mùa… không khò khè giữa các đợt, cơn ho khò khè xuất hiện trước 3 tuổi.
    • Khò khè dai dẳng từng cơn, triệu chứng khò khè xuất hiện như trên nhưng kéo dài đến sau 6 tuổi

Hen điển hình

    • Bắt đầu viêm long đường hô hấp trên bằng hắt hơi xổ mũi…
    • Cơn hen khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, có tiếng rít cò cử
    • Khám : nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy

Hen không điển hình

Có viêm long đường đường hô hấp trên và thờ khò khè, khám phổi có ran rít và ran ngáy

4. Hen phế quản được điều trị như thế nào?

    • Cơn hen nhẹ : Khí dung Ventolin 0,05-0,15mg/kg/ nhắc lại sau 30 phút hoặc cho uống thuốc mở phế quản nhóm salbutamon (Ventolin, Solmux Broncho…), Terbutaline sunphate ( Bricanyl…) làm sạch mũi, thông thoáng đường thở ( Sterimar, sofmer…) .
    • Cơn hen vừa: Khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort…)
    • Cơn hen nặng: khí dung và thở oxy , cho kháng sinh nếu có bội nhiễm
    • Cơn hen ác tính: phải nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticoid, nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở máy

– Lối sống

    • Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
    • Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
    • Phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …

Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát hen trên bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.

Hen phế quản không lây lan từ người này sang người khác. Bệnh liên quan đến cơ địa của bệnh nhân cũng như có tính chất di truyền. Việc kiểm soát hen tốt sẽ giúp bệnh nhân giảm cơn HPQ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Để được tư vấn thêm quý khách vui lòng liên hệ với phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được giải đáp.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?