Hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai - những điều mẹ cần biết
15:32 - 09/01/2025 Lượt xem: 24 Tác giả: Thanh Nga
Hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai là bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên phổ biến thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp mẹ chủ động phòng tránh hoặc cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng
1. Tìm hiểu về hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai, nếu gặp phải các triệu chứng: đau, ngứa, tê bì ngón tay diễn ra thường xuyên thì rất có thể bạn đang gặp phải hội chứng ống cổ tay (hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay). Đây là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh đi qua ống cổ tay ở những người thường xuyên sử dụng máy tính, chơi nhạc cụ hoặc các công việc đòi hỏi sự linh hoạt ở cổ tay. Và đôi khi chúng còn xảy ra cả ở đối tượng phụ nữ mang thai.
Ống cổ tay là một khoang nhỏ giống như một đường hầm được hình thành bởi xương cổ tay và dây chằng có nhiệm vụ bảo vệ dây thần kinh giữa. Dây thần kinh giữa là một trong năm nhánh thần kinh của đám rối thần kinh cánh tay, chạy dọc từ cánh tay qua ống cổ tay và chịu trách nhiệm truyền tín hiệu giữa các phần của cánh tay. Do đó, bất cứ yếu tố nào gây chèn ép hoặc tăng độ nhạy cảm của dây thần kinh giữa đều có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay.
Do kích thước đường hầm cổ tay nhỏ hơn nên nguy cơ mắc hội chứng này ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Trong đó, đối tượng phụ nữ mang thai chiếm một tỷ lệ đáng kể, đặc biệt là khi bước vào giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ.
2. Mẹ bầu mắc hội chứng này thường có những biểu hiện gì?
Hội chứng ống cổ tay thường có dấu hiệu khá rõ ràng. Mẹ cần lưu ý khi nhận thấy các biểu hiện sau đây:
- Ngứa ran, tê bì ở các đầu ngón tay và lòng bàn tay
- Giảm cảm giác ở các ngón tay
- Đau nhức bàn tay thậm chí có thể lan đến cả cánh tay
- Nặng hơn có thể gây sưng tấy bàn tay, hạn chế cử dộng
- Các triệu chứng đau, ngứa tăng dần vào ban đêm và càng rõ rệt vào cuối thai kỳ
3. Đâu là nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ có thai?
Hiện nay, vẫn chưa có thông tin đề cập đến nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một vài giả thiết được nghĩ đến nhiều nhất:
- Hormone: Sự sản xuất relaxin hormone từ nhau thai và niêm mạc tử cung trong thai kỳ khiến dây chằng và các mô trong ống cổ tay giãn nở, chèn ép lên dây thần kinh giữa
- Tăng cân: Việc gia tăng một khối lượng cân nặng đáng để trong thai kỳ dễ dẫn đến chèn ép các dây thần kinh, mạch máu và ảnh hưởng đến vùng cổ tay
- Dịch cơ thể thay đổi: trong giai đoạn mang thai, thể tích máu của mẹ có thể tăng khoảng 50% so với trước khi mang bầu do đó cơ thể cũng sẽ giữ nhiều nước hơn và dẫn đến sưng phù chi
- Công việc hàng ngày: những mẹ bầu thường xuyên sử dụng máy tính trong nhiều giờ liền hay các công việc cần sử dụng tay lặp đi lặp lại cũng là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải hội chứng ống cổ tay.
4. Hội chứng ống cổ tay gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu?
Thực tế hội chứng ống cổ tay không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ nhưng chúng có thể sẽ mang lại một vài phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày:
- Sự đau ngứa bàn tay khiến mẹ cảm thấy khó khăn khi làm việc, khó khăn trong hoạt động cầm nắm.
- Các triệu chứng xảy ra về đêm dễ làm mẹ khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược, gây hại đến sức khỏe của cả hai mẹ con.
- Nếu bệnh diễn tiến nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cả cánh tay, thậm chí lâu ngày gây tổn thương các dây thần kinh và mạch máu.
Do đó, khi nhận thấy tình trạng bệnh không tự hết và ngày càng nghiêm trọng, mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.
5. Có thể làm gì để cải thiện tình trạng?
Khi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu của hội chứng này, mẹ có thể chủ động khắc phục bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Nếu thấy nhức mỏi cổ tay, bàn tay, hãy dành ra vài phút thư giãn, lắc nhẹ, vận động cổ tay để có cảm giác dễ chịu hơn.
- Dùng tinh dầu hoặc chườm lạnh để giảm sưng, đau
- Tham khảo một số bài tập cổ tay nhẹ nhàng
- Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc thoải mái giúp máu lưu thông đến tay tốt hơn
- Khi ngủ, mẹ có thể kê tay lên một chiếc gối mềm để tránh tác động hoặc đè lên cổ tay
- Giữ ấm tay cũng là một cách hiệu quả giúp giảm cảm giác tê đau nhanh chóng
- Giảm lượng muối trong các bữa ăn để tránh tình trạng giữ nước, sưng, phù
- Có thể dùng nẹp cổ tay để giảm chèn ép lên dây thần kinh
- Tránh các hoạt động cổ tay lặp đi lặp lại
- Tránh sử dụng các chất kích thích: caffein trong một số loại đồ uống, nicotin trong thuốc lá và đồ uống có cồn có thể khiến tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn
- Bổ sung các chất trong chế độ dinh dưỡng: vitamin B6 và B12 giúp giảm đau và tổn thương thần kinh, Omega-3 giúp chống viêm và bảo vệ thần kinh
Nếu xuất phát từ nguyên nhân thai kỳ như giữ nước, thay đổi horme, tăng thể tích máu,.. các triệu chứng có thể biến mất sau khi mẹ sinh mà không cần can thiệp điều trị. Trong trường hợp nhận thấy chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều, mẹ nên trao đổi với bác sĩ để có những tư vấn phù hợp. Đặc biệt, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.