Hormone LH và ảnh hưởng của hormone với mang thai
02:28 - 29/04/2020 Lượt xem: 1161
Nồng độ Hormone LH có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Nồng độ hormone cao hay thấp cũng đều có tác động không nhỏ tới “bộ máy sinh dục” của cơ thể con người. Vậy ảnh hưởng của hormone này như thế nào? chúng […]
Nồng độ Hormone LH có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Nồng độ hormone cao hay thấp cũng đều có tác động không nhỏ tới “bộ máy sinh dục” của cơ thể con người. Vậy ảnh hưởng của hormone này như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
1. Tìm hiểu hormone LH
Hormone LH, hay hormone tạo hoàng thể, giống như hormone kích thích nang trứng (FSH), là hormone tuyến sinh dục được sản xuất và giải phóng bởi các tế bào phần trước tuyến yên.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, vào khoảng ngày 14 của chu kỳ, nồng độ LH gia tăng làm cho nang noãn bị vỡ và giải phóng một noãn bào trưởng thành (trứng) từ buồng trứng, chính là quá trình mà chúng ta gọi là sự rụng trứng.
Trong phần còn lại của chu kỳ (tuần thứ 3 đến tuần thứ 4); phần còn lại của nang noãn tạo thành một hoàng thể. LH kích thích hoàng thể sản xuất progesterone; là hormone cần thiết để hỗ trợ giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu sự thụ tinh xảy ra.
2. Tầm quan trọng của hormone LH đối với thai kỳ
Khi nồng độ hormone LH của cơ thể tăng lên, nó sẽ kích hoạt sự bắt đầu rụng trứng; và thời kỳ dễ thụ thai nhất của chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Theo dõi sự gia tăng nồng độ hormone LH có thể giúp mọi người lên kế hoạch sinh hoạt vợ chồng và tăng cơ hội mang thai.
3. Ảnh hưởng của hormone LH đối với cơ thể
Nồng độ LH cao
Mức LH quá cao có thể là một dấu hiệu của vô sinh. Do sự tiết hormone LH được kiểm soát chặt chẽ bởi trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Nồng độ LH cao trong máu cho thấy sản xuất steroid sinh dục từ tinh hoàn hoặc buồng trứng giảm (ví dụ như trong suy buồng trứng sớm).
Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ liên quan đến nồng độ LH cao và giảm khả năng sinh sản. Đó là khi sự mất cân bằng giữa hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng; có thể gây ra tình trạng sản xuất testosterone bất thường.
Nồng độ LH thấp
Quá ít hormone LH cũng sẽ dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ, khi mức độ của hormone LH quá thấp sẽ tác động đến sự hỗ trợ chức năng tinh hoàn hoặc buồng trứng.
4. Làm sao để biết nồng độ LH cao hay thấp
Để đánh giá nồng độ hormone LH trong cơ thể là bao nhiêu, bạn cần phải làm xét nghiệm. Một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm tra sự tăng vọt của LH là xét nghiệm máu.
Thời điểm làm xét nghiệm nên thực hiện ở một vài ngày trước khi rụng trứng. Hầu hết nữ giới rụng trứng trong khoảng từ 7 đến 19 ngày trước khi chu kì tiếp theo bắt đầu. Những chỉ điểm của thời điểm rụng trứng: Nồng độ LH trong nước tiểu, số ngày kể từ kỳ kinh cuối, kiểm tra dịch nhầy cổ tử cung.
Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang