Hormone Progesterone hormone sinh dục nữ quan trọng
09:28 - 19/04/2020 Lượt xem: 571
Hormone Progesterone là một trong những hormone sinh dục nữ quan trọng, tham gia vào các hoạt động của cơ thể; và giúp cân bằng nội tiết tố. Vậy những vai trò của progesterone là gì? Điều gì sẽ xẩy ra khi cơ thể chúng ta mất cân bằng nồng độ nội tiết này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
1. Hormone Progesterone là gì?
Progesterone là hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau khi rụng trứng xảy ra. Đây là hormone quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là chuẩn bị cho quá trình mang thai ở người phụ nữ.
Sau khi phóng noãn, hoàng thể chế tiết hormone trong đó có progesterone; giúp niêm mạc tử cung dày lên để chứa thai nếu được thụ tinh.
Khi sự thu tinh không diễn ra, nang hoàng thể sẽ teo lại dẫn tới nồng độ progesterone giảm đi. Đến một mức độ nào đó sẽ không còn đủ để duy trì lớp niêm mạc tử cung khiến chúng vỡ ra và tạo thành kinh nguyệt.
Nếu thụ tinh xảy ra, progesterone sẽ tiếp tục làm dày thêm lớp niêm mạc tử cung, kích thích các tuyến tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi trứng, duy trì thai kỳ.
2. Hormone Progesterone có vai trò gì?
Progesterone trong cơ thể người phụ nữ có các nhiệm vụ sau:
- Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt;
- Chuẩn bị lớp lót niêm mạc tử cung để trứng làm tổ;
- Ngăn chặn việc thụ tinh nhiều hơn 1 quả trứng cùng lúc;
- Duy trì lớp niêm mạc tử cung trong suốt thai kỳ;
- Ngăn sự rụng trứng tiếp tục xảy ra cho tới khi thai kỳ chấm dứt;
- Ngăn các cơn co tử cung, giúp cổ tử cung của mẹ bầu luôn đóng kín;
- Kích thích các mô vú để thúc đẩy sự tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để sản xuất sữa;
- Tăng cường sự co bóp của cơ vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
- Ở nam giới, progesterone được sản xuất một lượng nhỏ giúp ích cho việc sản xuất tinh trùng.
3. Sự tăng giảm nồng độ progesterone ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?
Trong độ tuổi sinh nở, loại hormone nữ này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tình trạng progesterone thấp có thể gây cản trở cho quá trình mang thai. Do không đủ progesterone đồng nghĩa với việc thành tử cung không đủ khả năng giữ lại trứng đã được thụ tinh trong cơ thể. Nguy cơ sẩy thai hay chửa ngoài tử cung cũng rất cao.
- Phụ nữ với tình trạng progesterone không ổn đinh có thể có những biểu hiện như:
- Đau đầu hoặc đau nửa đầu
- Tâm trạng thay đổi theo hướng tiêu cực, bao gồm lo lắng thái quá và trầm cảm
- Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều
- Chảy máu tử cung bất thường
- Mất ham muốn tình dục, tâm trạng dễ thay đổi, yếu cơ, khô âm đạo.
Mặt khác, phần lớn trường hợp, nếu cơ thể không sản sinh đủ lượng progesterone cần thiết, estrogen sẽ trở thành hormone sinh dục nữ chủ đạo. Gây ra tình trạng rối loạn nội tiết.
4. Làm thế nào để cân bằng nồng độ hormone Progesterone trong cơ thể?
4.1. Các biện pháp khắc phục tự nhiên
Chú trọng vấn đề dinh dưỡng:
Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình tổng hợp progesterone của cơ thể, đồng thời duy trì nồng độ hormone nữ bao, gồm: Các loại đậu, súp lơ xanh và bông cải trắng, cải Brussel, bắp cải, cai xoăn và cải bó xôi, các loại hạt, bí đỏ, những loại ngũ cốc, thực phẩm giàu kẽm, chẳng hạn như ốc, sò… chuối, quả óc chó…
Sự kết hợp các nhóm thực phẩm trên sẽ giúp bạn tăng dần hàm lượng progesterone một cách tự nhiên.
Thay đổi lối sinh hoạt
Biện pháp dinh dưỡng sẽ càng phát huy tối đa công hiệu nếu bạn kết hợp với một số thói quen sống lành mạnh như sau:
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Theo nhiều chuyên gia, tình trạng thừa cân có thể phá vỡ thế cân bằng giữa estrogen và progesterone. Mặc dù việc duy trì cân nặng khỏe mạnh không giúp ích trong việc tăng cường hormone progesterone, nhưng nó có thể đảm bảo tỷ lệ giữa các loại nội tiết tố nữ trong cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng.
Hạn chế căng thẳng
Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ kích hoạt quá trình sản xuất hormone đối phó với nó là cortisol. Lúc này, thận có thể chuyển đổi một số nội tiết tố, bao gồm cả progesterone, thành hormone cortisol. Do đó, nồng độ progesterone sẽ giảm đi đáng kể.
Một vài hoạt động để có thể hạn chế căng thẳng như: Thiền; viết nhật ký; nghe nhạc; chủ động tham gia các hoạt động ngoài trời; không tập thể dục thể thao quá mức…
Thực tế, thường xuyên rèn luyện thể chất là biện pháp phổ biến nhất để giảm thiểu căng thẳng và duy trì cân nặng lý tưởng. Tuy nhiên, lạm dụng tập luyện lại gây phản tác dụng. Ép cơ thể vận động với cường độ quá lớn sẽ kích thích quá trình sản sinh cortisol thay vì progesterone.
4.2. Liệu pháp thay thế hormone
Phụ nữ khi có nồng độ progesterone thấp thường không biểu hiện triệu chứng gì đáng ngại và có thể không cần điều trị.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn khó có con và mong muốn có con thì nên tìm đến liệu pháp hormone thay thế. Liệu pháp này giúp làm tăng nồng độ progesterone và làm dày niêm mạc tử cung, tăng cơ hội mang thai và đem đến một thai kỳ khỏe mạnh.
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt và chảy máu vùng kín bất thường cũng có thể cải thiện những triệu chứng này bằng cách sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
Đối với trường hợp điều trị các triệu chứng nghiêm trọng của thời kỳ mãn kinh, liệu pháp này thường kết hợp cả estrogen và progesterone để làm giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Như vậy, có thể thấy nội tiết tố progesterone đảm nhận nhiều vai trò quan trọng ở cả nam và nữ. Do đó, tình trạng nồng độ progesterone thấp có nguy cơ kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Để khắc phục vấn đề này, liệu pháp thay thế hormone có thể là lựa chọn lý tưởng, đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phương pháp trên sẽ cần thời gian để cho ra kết quả tốt nhất. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.