Hướng dẫn kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà

11:56 - 02/03/2024 Lượt xem: 279 Tác giả: Thu Hoàng

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé như tiền sản giật, sẩy thai, thai lưu, đa ối, hạ đường huyết, suy hô hấp cho bé sau sinh... Việc phát hiện và quản lý tiểu đường thai kỳ tốt có vai trò rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ biến chứng xảy ra.

1. Biến chứng tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và thai nhi. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị suy hô hấp, hạ đường máu, hạ calci máu, tăng bilirubin máu, bệnh đa hồng cầu và tăng độ nhớt máu. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bị tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 trong tương lai.

Kiểm soát kém bệnh đái tháo đường có từ trước hoặc đái tháo đường thai kỳ trong quá trình phát triển các cơ quan ở thai nhi (tới khoảng 10 tuần tuổi thai) làm tăng nguy cơ sau:

  • Dị tật bẩm sinh
  • Sảy thai tự nhiên

tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát bệnh tiểu đường kém trong thời gian mang thai cuối làm tăng nguy cơ sau:

  • Thai to (trọng lượng thai > 4000 g hoặc > 4500 g khi sinh)
  • Tiền sản giật
  • Khó sinh do mắc vai
  • Sinh mổ
  • Thai lưu

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn có thể dẫn đến cân nặng lớn bất thường của thai ngay cả khi mức đường huyết được giữ gần như bình thường. Vì vậy mẹ bầu cần phải kết hợp thăm khám cả chuyên khoa nội tiết và khoa sản để theo dõi những biến chứng kịp thời tránh nguy hiểm sức khỏe cả mẹ và bé.

2. Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ tại nhà

Bệnh tiểu đường gặp rất nhiều ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn ngừa và làm thuyên giảm tình trạng bệnh ngay tại nhà nếu như tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:

Mục tiêu điều trị tiểu đường thai kỳ:

  • Đường huyết lúc đói ≤ 95 mg/dl (5,3 mmol/L).
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ ≤ 140 mg/dL (7,8 mmol/L).
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ ≤ 120 mg/dL (6,7 mmol/L).

tiểu đường thai kỳ

Nguyên tắc điều trị tiểu đường thai kỳ

  • Khuyến cáo đạt được mục tiêu hoặc càng gần mục tiêu càng tốt, nhưng tránh những nguy cơ gây hạ đường huyết.
  • Nếu mức đường huyết không cao quá thì điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện.
  • Nếu vận động và thay đổi chế độ dinh dưỡng vẫn không đạt mức đường huyết mục tiêu, thì tiêm insulin được lựa chọn hàng đầu để kiểm soát đường huyết.

Chế độ vận động, tập luyện:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bầu, bơi khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Nên đi bộ nhẹ nhàng sau ăn khoảng 1 giờ từ 15-20 phút, nếu đo đường huyết có xu hướng tăng sau ăn.
  • Chú ý: Vận động có chống chỉ định với các trường hợp dọa sinh non, vỡ ối sớm, hở eo tử cung xuất huyết âm đạo 3 tháng cuối thai kỳ, rau tiền đạo và tiền sản giật.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, có thể kiểm soát đường huyết ở hầu hết thai phụ.
  • Kiểm soát lượng calo đưa vào cơ thể.
  • Ưu tiên dùng các thực phẩm có lượng đường thấp, tăng cường protein và chất béo trong bữa ăn. Ăn ngũ cốc nguyên hạt, protein lành mạnh (thịt, cá, trứng, sữa ít béo), rau củ quả….

Ngoài ra, mẹ cần chú ý xét nghiệm đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ nội tiết để theo dõi kịp thời lượng đường trong máu, kết hợp khám thai kiểm tra tình trạng sức khỏe và theo dõi biến chứng ở mẹ và thai nhi.

Quản lý đái tháo đường thai kỳ tốt làm giảm nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé. Mẹ bầu không nên lơ là và bỏ qua việc theo dõi thường xuyên tình trạng của mình với bác sĩ chuyên khoa để có sức khỏe tốt nhất khi sinh.

Hướng tới mục tiêu tầm soát, kiểm soát biến chứng tiểu đường thai kỳ, Phòng Khám Sản Phụ Khoa 43 Nguyễn Khang đã hợp tác với các bác sĩ chuyên khoa nội tiết của bệnh viện Bạch Mai tới thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị chuyên sâu về các vấn đề của nội tiết, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ, đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất cho khách hàng.

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua