Hướng dẫn lấy mẫu làm xét nghiệm nước tiểu đúng cách
16:01 - 22/04/2022 Lượt xem: 3837 Tác giả: Lê Huyền Trang
1. Tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ.
Thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nhằm xác định sớm dấu hiệu của các tình trạng tiềm ẩn thông qua sự hiện diện của một số chất khác nhau có trong nước tiểu. Từ đó đưa ra các phương án hạn chế tác động xấu của chúng đối với mẹ bầu và thai nhi.
Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, xét nghiệm nước tiểu là cách chuẩn nhất để xác định nhiễm trùng đường tiểu. Khi mẫu thử của bạn có xuất hiện enzyme do bạch cầu tạo ra, hoặc nitrite do vi khuẩn tạo ra, mẫu thử sẽ được gửi đi nuôi cấy vi khuẩn và thử độ nhạy cảm. Quá trình nuôi cấy sẽ cho biết mẹ bầu có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không, đồng thời cũng cho biết loại kháng sinh nào hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn.
Chỉ số cho phép Leukocytes (LEU ca) ( tế bào bạch cầu): 10-25 Leu/UL.
Chỉ số cho phép Nitrate (NIT): 0.05-0.1 mg/dL.
Nguy cơ tiền sản giật
Nồng độ đạm trong nước tiểu tăng cao, đi kèm với triệu chứng cao huyết áp có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Chỉ số cho phép Protein (pro): 7.5-20 mg/L hoặc 0.075-0.2 g/L.
Vấn đề về thận
Nếu đang gặp phải tình trạng ra máu âm đạo việc xuất hiện những vệt máu trong mẫu thử là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục xảy ra trong nhiều lần mà không có hiện tượng ra máu, rất có thể thận của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó, cần được thăm khám kỹ hơn.
Chỉ số cho phép Blood (BLD) 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/UL.
Thiếu hụt carbohydrate
Ketone chỉ xuất hiện khi quá trình phân giải chất béo và tiêu hóa thức ăn để tạo năng lượng thiếu hụt carbohydrate. Khi nồng độ ketone trong nước tiểu tăng cao, và mẹ bầu không thể nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Dù trong những lần xét nghiệm trước đó, bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào, xét nghiệm nước tiểu vẫn rất cần thiết trong những lần khám thai tiếp theo. Vì đây là cách tốt nhất để phát hiện sớm nhiễm trùng, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật hoặc một bệnh lý liên quan đến thận cần được điều trị.
Chỉ số cho phép Ketone: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.
Nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, nếu trong nước tiểu bạn xuất hiện một lượng đường nhỏ, điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi lượng đường này có xu hướng tăng dần, bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm glucose trong lần khám thai ở tuần 24 - 28 để kiểm tra chính xác liệu bạn có thực sự bị tiểu đường hay không.
Chỉ số cho phép Glucose (Glu) nằm trong khoảng: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.
Việc xét nghiệm nước tiểu là vô cùng quan trọng khi mang thai. Vì dù cho trong những lần xét nghiệm trước đó bạn không gặp các triệu chứng nguy hiểm nào, nhưng không ai có thể khẳng định được những lần sau đi khám và xét nghiệm vẫn cho kết quả đó. Chính vì vậy, việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là không thể bỏ qua.
2. Xét nghiệm nước tiểu khi bao nhiêu lần khi mang thai?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thường được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên của thai phụ. Bạn có thể nhiều lần xuyên suốt quá trình khám thai định kỳ. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những nguy cơ và có biện pháp phòng tránh kịp thời để bảo vệ thai nhi.
3. Cách tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu đúng cách.
- Mỗi lần đi khám thai bạn sẽ được phát một cốc lấy mẫu nước tiểu và ống đựng mẫu rồi được hướng dẫn vào phòng vệ sinh để lấy mẫu;
- Trước tiên, hãy rửa sạch tay. Sau đó dùng ngón tay để tách môi âm hộ và lau âm hộ từ trước ra sau;
- Tiểu trong một vài giây vào bồn cầu rồi đặt cốc vào giữa dòng nước cho đến khi lấy đủ mẫu. Mẫu nước tiểu giữa dòng có nghĩa là bạn không thu thập phần đầu tiên hoặc phần cuối của nước tiểu chảy ra. Điều này làm giảm nguy cơ mẫu bị nhiễm vi khuẩn từ bàn tay của bạn và da quanh niệu đạo, ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Mẫu nước tiểu sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm đẻ kiểm tra bằng cách nhúng một que thử đổi màu rồi so sánh kết quả với một bảng đối chiếu. Kết quả sẽ được ghi vào phiếu khám sức khỏe để bác sĩ tham khảo;
- Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể để mẹ bầu có chế độ chăm sóc phù hợp, đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.