Hướng dẫn mẹ bầu trải qua quá trình chuyển dạ nhẹ nhàng
15:07 - 04/08/2022 Lượt xem: 589 Tác giả: Kim Ngân
Chuyển dạ là quá trình khó khăn cuối cùng mà các mẹ bầu cần phải vượt qua để gặp con yêu sau chín tháng mười ngày mang nặng vất vả. Tuy nhiên, khi khoảnh khắc này diễn ra, không phải mẹ bầu nào cũng bình tĩnh đối diện. Dưới đây là những giai đoạn của cuộc chuyển dạ và lời khuyên từng giai đoạn cho mẹ bầu để có cuộc sinh suôn sẻ. Các mẹ hãy cùng phòng khám sản Phụ Khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ
- Giai đoạn I: Xóa mở cổ tử cung: Kéo dài từ 6 - 12 giờ
Giai đoạn này được tính từ lúc xuất hiện cơn gò đầu tiên đến khi cổ tử cung mở trọn vẹn. Cổ tử cung của mẹ sẽ xoá mỏng và mở dần từ 0 - 10 cm.
- Giai đoạn II: Giai đoạn sổ thai: Kéo dài từ 30 phút – 2 giờ
Giai đoạn này được tính từ lúc cổ tử cung mở trọn đến khi thai nhi được sổ hoàn toàn ra ngoài.
Đây là giai đoạn cần sự cố gắng nhất của sản phụ. Khi có cơn co tử cung, sản phụ sẽ kết hợp rặn đẻ để đẩy thai ra ngoài.
- Giai đoạn III: Giai đoạn sổ nhau: Kéo dài 5 – 30 phút
Giai đoạn này được tính từ lúc thai nhi được sổ đến khi phần phụ cũng được sổ hoàn toàn ra ngoài.
Khi thai nhi đã được sổ ra ngoài, tử cung ngay lập tức sẽ co nhỏ lại, làm nhau chùn lại và bắt đầu bong ra. Sau đó, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, bánh nhau cũng sẽ được tống xuống âm đạo và sổ ra ngoài.
2. Cảm nhận của sản phụ và hướng dẫn xử lý trong từng giai đoạn chuyển dạ.
Giai đoạn I:
- Các cơn đau diễn ra từ từ thường nhẹ và có tần suất thưa, sau mạnh dần và thường xuyên hơn;
- Sản phụ sẽ có cảm giác đau vùng lưng dưới, đau bụng (giống như đau bụng kinh)
- Sản phụ có thể ăn nhẹ, uống nhiều nước để giảm đau ở giai đoạn này và có thể nghỉ ngơi để dưỡng sức cho giai đoạn sau.
- Khi tình trạng đau nhiều hơn, sản phụ có thể áp dụng một vài phương pháp giảm đau như: Hít thở, tắm nước ấm, massage, gây tê ngoài mang cứng (thường được thực hiện khi cổ tử cung mở được 3 cm)
Giai đoạn II
- Cường độ cơn co mạnh với tần số 4 – 5 cơn co/ 10 phút. Sản phụ sẽ cảm giác rất đau nếu không được gây tê ngoài màng cứng và sẽ có cảm giác mót rặn.
- Giai đoạn này sản phụ sẽ rặn sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ và hộ sinh phòng đẻ để có thể sinh bé một cách nhanh chóng và an toàn.
- Ngay sau khi chào đời, em bé sẽ được da kề da với mẹ. Sản phụ sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được ôm con trong lòng.
Giai đoạn III
- Sau khi sổ thai sản phụ sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm. Thời điểm này, sản phụ sẽ được tiêm thuốc oxytcin giúp sổ thai nhanh hơn và giảm nguy cơ chảy máu sau sinh.
- Giai đoạn này sản phụ chỉ cần hít thở nhẹ nhàng để bác sĩ hoặc hộ sinh hỗ trợ lấy rau thai ra ngoài.
- Ngay sau khi sổ hết rau, tử cung vẫn tiếp tục co bóp để cầm máu và co hồi để tử cung sớm trở về kích thước bình thường.
Để không bị bỡ ngỡ trong khi sinh, các mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về chuyển dạ để chuẩn bị được sức khỏe và tinh thần một cách tốt nhất cho cuộc sinh sắp tới.
Hi vọng với những thông tin trên đã giúp mẹ bầu biết về đau dạ dày khi mang thai để có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.