Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ theo cân nặng
14:18 - 11/07/2022 Lượt xem: 3616 Tác giả: Thanh Nga
Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể trẻ tăng cao hơn so với mức bình thường. Trẻ nhỏ rất hay sốt, trong đa số trường hợp, sốt là phản ứng có lợi của cơ thể, biểu hiện của hệ miễn dịch đang chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn, vi rút. Khi có dấu hiệu sốt, cần tìm nguyên nhân gây sốt để điều trị và sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm. Paracetamol là nhóm thuốc hạ sốt thường được dùng cho trẻ nhỏ. Thuốc có hiệu quả hạ sốt cao và ít tác dụng không mong muốn khi sử dụng đúng cách.
Hiện nay trên thị trường, Paracetamol có nhiều dạng bào chế, trong đó hay sử dụng tại nhà là dạng nhỏ giọt, siro, bột pha uống, viên nén, viên sủi bọt, viên đặt hậu môn với hàm lượng 80 mg, 150 mg và 250 mg, 325mg... Viên đặt hậu môn được dùng khi trẻ sốt li bì không uống được hoặc bị nôn. Liều lượng và cách sử dụng thuốc phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi của trẻ và tình trạng, mức độ bệnh.
1. Hướng dẫn sử dụng thuốc Paracetamol cho trẻ nhỏ
Liều dùng Paracetamol đường uống: 10 - 15 mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên dùng Paracetamol quá năm lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.
- Ví dụ: Trẻ em cân nặng 10 kg có thể dùng liều từ 100 mg – 150 mg/lần.
Liều dùng Paracetamol dạng viên đặt hậu môn được khuyến cáo trong khoảng 10-20 mg/kg/liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ. Thuốc sau khi đặt hậu môn sẽ được hấp thu vào cơ thể và có tác dụng hạ sốt nhanh. Do đó cha mẹ không nên vì cho rằng viên đặt chỉ ở hậu môn, liều lượng không đáng kể mà không tính vào tổng lượng thuốc bé đã dùng trong ngày, sẽ rất nguy hiểm.
2. Liều dùng Paracetamol thông thường cho trẻ em
Các nhà sản xuất khuyến cáo việc dựa vào trọng lượng cơ thể để chọn liều lượng thuốc là phương pháp thích hợp và chính xác nhất. Tuy nhiên trong trường hợp không rõ cân nặng hoặc để thuận tiện trong việc dùng thuốc cho trẻ tại nhà, ba mẹ có thể tham khảo liều được khuyến cáo dưới đây:
Đối với paracetamol đường uống:
Liều thông thường cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi:
Đường đặt hậu môn:
Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: 80 mg mỗi 6 giờ, tối đa 320 mg/ngày
Trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi: 80 mg mỗi 4 – 6 giờ; tối đa 400 mg/ngày
Trẻ từ 3 – 6 tuổi: 120 mg mỗi 4 – 6 giờ; tối đa 600 mg/ngày
Trẻ 6 – 12 tuổi: 325 mg mỗi 4 – 6 giờ; tối đa 1625 mg/ngày
Trẻ > 12 tuổi: 650 mg mỗi 4 – 6 giờ; tối đa 3900 mg/ngày
3. Một số lưu ý khi dùng thuốc
Đối với dạng uống: Nên đong liều thuốc paracetamol dạng lỏng với muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Ba mẹ nên lắc chất lỏng trước mỗi lần sử dụng và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Đối với dạng đặt hậu môn:
- Không được uống viên đặt hậu môn.
- Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc. Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng. Nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.
- Nếu viên thuốc bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.
Như vậy, dựa theo những khuyến cáo trên, cha mẹ có thể dựa vào đó để tính liều paracetamol cho trẻ em theo cân nặng được chuẩn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là Paracetamol chỉ là thuốc điều trị các triệu chứng hạ sốt, giảm đau, không phải thuốc điều trị nguyên nhân. Do đó, trong nhiều trường hợp cần thiết, như trẻ sốt cao liên tục không hạ, hoặc sốt do nguyên nhân khác,... cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.