googleb578e89369db4e48.html

Kẽm có vai trò như thế nào? Phụ nữ có thai có cần bổ sung kẽm không?

16:02 - 19/03/2022 Lượt xem: 618 Tác giả: Lê Huyền Trang

Kẽm là gì?

kẽm là gì

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Kẽm có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi và hỗ trợ sức khỏe cho mẹ. 

Vai trò của kẽm với cơ thể của mẹ bầu

Việc bổ sung kẽm và các vitamin cần thiết trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Thậm chí, việc bổ sung kẽm cần kéo dài cho đến khi cho con bú. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến lượng kẽm trong dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.

  • Đảm bảo mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh: Kẽm hỗ trợ mẹ bầu hấp thụ tốt các khoáng tố vi lượng khác như mangan, đồng… Từ đó giúp mẹ bầu đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển tốt.
  • Giúp mẹ bầu nhanh chóng hồi phục sau quá trình vượt cạn: Kẽm tham gia vào quá trình tạo mô mới, tăng cường làm lành vết thương từ quá trình sinh nở.
  • Tăng hấp thu canxi cho mẹ bầu: Khi bổ sung kẽm cùng với canxi, kẽm hỗ trợ mẹ bầu hấp thu tốt canxi vào xương, tăng mật độ canxi trong xương, hạn chế tình trạng mất xương do phản ứng hủy xương gây ra. Từ đó giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh về xương khớp. Thêm nữa, khi mẹ đủ canxi, con sẽ phát triển tốt hệ thống khung xương, đảm bảo chiều cao và cân nặng chuẩn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu: Kẽm kích hoạt tế bào miễn dịch lympho T, tăng cường hoạt động của tế bào này, giúp cơ thể loại trừ tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… Ngoài ra, nó còn giúp thai nhi phát triển và hoàn thiện chức năng hệ miễn dịch.

Lợi ích của kẽm đối với phát triển của thai nhi

Kẽm là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì kẽm giữ vai trò thiết yếu trong việc xây dựng các tế bào và DNA của em bé. Song song đó, cung cấp đầy đủ kẽm trong thai kỳ còn mang đến nhiều lợi ích khác như:

  •  Tăng cường sự phát triển của thai nhi: Kẽm tham gia vào quá trình phân chia tế bào, hỗ trợ tạo tế bào mới, đảm bảo cho thai nhi hoàn thiện các bộ phận của cơ thể. 

  • Hỗ trợ thai nhi phát triển tốt hệ thần kinh và não bộ: Kẽm có nồng độ cao trong não thai nhi, nó hỗ trợ phát triển tế bào và chức năng của não bộ cũng như hệ thần kinh, góp phần hỗ trợ cho trẻ nhận thức và ghi nhớ tốt trong tương lai.

  • Giảm tình trạng bị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: Theo nghiên cứu, kẽm có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Khi mẹ bầu bổ sung kẽm đầy đủ sẽ hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy ở con.

Những triệu chứng khi thiếu kẽm

những triệu chứng khi thiếu kẽm

Khi bị thiếu kẽm, cơ thể con người sẽ không thể tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh, nên sẽ dẫn đến các triệu chứng như sau:

  • Giảm cân bất thường
  • Tổn thương mắt và da, niêm mạc
  • Giảm chức năng khứu giác và vị giác
  • Chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm
  • Rụng tóc, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp
  • Các vết thương như bỏng, vết loét chậm lành
  • Viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông
  • Thiếu tỉnh táo
  • Ăn không ngon
  • Chậm phát triển

Mẹ bầu cần bổ sung lượng kẽm như thế nào

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nạp vào cơ thể khoảng 11 mg kẽm mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Còn trong giai đoạn cho con bú, bạn có thể điều chỉnh lượng kẽm bổ sung mỗi ngày khoảng 12 mg.

Các thực phẩm bổ sung kẽm

thực phẩm chứa kẽm

  • Hàu
  • Tôm, cua, động vật có vỏ
  • Trứng
  • Thịt động vật
  • Sữa
  • Các loại đậu hạt, ngũ cốc
  • Các loại rau xanh
  • Trái cây
  • Socola đen

Việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong đó có kẽm trước và khi mang thai cũng như khi cho con bú rất quan trọng. Tuy nhiên nếu bổ sung không hợp lý sẽ gây ra một vài tác hại đến cơ thể, các mẹ bầu cần được tư vấn kỹ và có chế độ ăn cũng như bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?