googleb578e89369db4e48.html

Khí hư là gì và phân loại khí hư?

02:55 - 28/08/2020 Lượt xem: 2212

Khí hư hay còn gọi là dịch tiết âm đạo, xuất hiện ở phụ nữ từ khi bước vào tuổi dậy thì. Ngoài vai trò là chất bôi trơn, giữ ẩm cho môi trường sinh dục, khí hư còn là “vũ khí” giúp hạn chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh tại vùng […]

Khí hư hay còn gọi là dịch tiết âm đạo, xuất hiện ở phụ nữ từ khi bước vào tuổi dậy thì. Ngoài vai trò là chất bôi trơn, giữ ẩm cho môi trường sinh dục, khí hư còn là “vũ khí” giúp hạn chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh tại vùng kín.

1. Khí hư là gì?

Khí hư chính là dịch âm đạo, hay còn gọi là huyết trắng. Khí hư đánh dấu sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, khi xuất hiện từ tuổi dậy thì và giảm dần ở thời kỳ mãn kinh. Khí hư bình thường có màu trắng, dai, không mùi hoặc hơi tanh. Lượng khí hư ở mỗi người khác nhau dựa vào nồng độ nội tiết tố nữ và giảm dần theo độ tuổi. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh; sự suy giảm nồng độ estrogen sẽ khiến khí hư tiết ra ít hơn so với giai đoạn trước. Ngược lại trong thời điểm trước khi rụng trứng, khi mang thai hoặc quan hệ tình dục, lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn.

Đặc điểm khí hư ở mỗi giai đoạn của người phụ nữ như sau:

      • Tuổi dậy thì đến hết tuổi thiếu niên: Đây là giai đoạn khí hư bắt đầu xuất hiện và có kinh nguyệt.
      • Tuổi 20 đến giai đoạn mãn kinh: Từ năm 20 – 30 tuổi, lượng khí hư của người phụ nữ đạt mức cao nhất. Sau đó giảm dần theo sự suy giảm nồng độ nội tiết tố nữ.
      • Độ tuổi hậu mãn kinh: Thời kỳ hậu mãn kinh, sự điều tiết estrogen bị chững lại; lượng khí hư sụt giảm khiến phụ nữ bị khô âm đạo.

2. Phân loại 

Dựa vào đặc điểm màu sắc, số lượng và tính chất, có thể phân loại khí hư thành hai dạng: Khí hư sinh lý (khí hư bình thường) và khí hư bệnh lý.

khí hư

Khí hư sinh lý

Khí hư sinh lý (khí hư bình thường) có màu trắng đục, một số trường hợp hơi ngả vàng. Ở giai đoạn trước và sau rụng trứng, khí hư thường có số lượng ít và không dai. Khí hư ra nhiều hơn vào thời điểm rụng trứng, loãng và dai, có thể kéo dài bằng hai ngón tay.

Tác dụng của khí hư sinh lý: Khí hư sinh lý có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng khỏe mạnh vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở tinh trùng thâm nhập đó khi không có trứng.

Ở thời kỳ kinh nguyệt, dịch âm đạo tiết ra nhiều, chị em có thể cảm thấy ẩm ướt; khó chịu ở âm đạo. Sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt, lượng khí hư tiết ra ít; cửa mình khô ráo do lượng estrogen giảm, lượng progesteron tăng. Đây là những biến đổi bình thường của dịch tiết âm đạo.

Khí hư bệnh lý

Bên cạnh khí hư sinh lý, nhiều trường hợp khí hư là biểu hiện các bệnh lý viêm nhiễm âm đạo. Có ba loại khí hư bệnh lý như sau:

Khí hư màu trong: Dịch âm đạo có màu trong, trắng, nhầy dính; không có mùi hôi, có khi loãng như nước. Đây là dấu hiệu cơ thể bạn có thể mắc các bệnh như: u xơ tử cung; polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.

Khí hư màu vàng: Dịch âm đạo trong, vàng loãng, có váng như sữa. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể bạn gặp các vấn đề do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.

Khí hư màu đục: Dịch tiết âm đạo đặc, hôi và nhiều, thường có màu xanh và vàng; có bọt hoặc không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Khí hư màu đục có thể do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng.

Khí hư bệnh lý là biểu hiện các bệnh đường sinh dục. Khi phát hiện dịch tiết âm đạo bất thường, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ sản phụ khoa khám và điều trị kịp thời, tránh viêm nhiễm nặng có thể để lại biến chứng nguy hiểm, trong đó có nguy cơ vô sinh.

3. Làm sao để phòng tránh khí hư bất thường

khí hư

Môi trường ẩm ướt của âm đạo là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn; virus xâm nhập và phát triển, hình thành các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Do đó, các bạn nữ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày và thực hiện một số lưu ý sau:

      • Chọn quần lót thoáng mát, thấm ẩm, vừa vặn để luôn cảm thấy dễ chịu.
      • Thay quần lót tối thiểu ngày một lần (những thời điểm khí hư ra nhiều, bạn có thể thay nhiều hơn hoặc dùng băng vệ sinh hàng ngày để thấm ẩm, giữ vùng kín luôn sạch sẽ)
      • Vệ sinh đúng cách (không thụt rửa, không ngâm, không vệ sinh quá nhiều lần/ngày).
      • Giữ chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lí, tránh stress, tránh thức khuya.
      • Vệ sinh trước và sau khi quan hệ cẩn thận.
      • Không sử dụng liên tục băng vệ sinh hàng ngày, thay băng sau 3- 4 giờ sử dụng.
      • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
      • Duy trì thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ 1 – 2 lần/năm để sớm phát hiện các bất thường.

Khi phát hiện những biểu hiện bất thường của dịch âm đạo như mùi hôi tanh khó chịu, dịch tiết nhiều hơn bình thường, ngứa cơ quan sinh dục… chị em cần đến bác sĩ phụ khoa khám để điều trị kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang hay còn gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là một trong những địa chỉ khám thai sản – phụ khoa lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ đem lại sự yên tâm cho quý khách hàng cho mỗi lần khám phụ khoa. Quý khách đăng ký TẠI ĐÂY để đặt lịch khám; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được tư vấn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp