Khi mang thai bị viêm tiết niệu thì phải làm sao?
09:13 - 11/03/2020 Lượt xem: 305
Viêm đường tiết niệu là tình trong không quá hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên hệ quả nó đem lại thì vô cũng nghiệm trọng; đối với những trường hợp không điều trị một cách đúng đắn và kịp thời. 1. Triệu chứng của viêm tiết niệu Thường xuyên đi tiểu hoặc […]
Viêm đường tiết niệu là tình trong không quá hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên hệ quả nó đem lại thì vô cũng nghiệm trọng; đối với những trường hợp không điều trị một cách đúng đắn và kịp thời.
1. Triệu chứng của viêm tiết niệu
Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu; hay có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục; lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít.
Nước tiểu có màu khác đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu
Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu; giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như có kim châm
Nóng rát ở vùng bụng dưới và đau ở bụng dưới và lưng.
Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
2. Các dạng viêm tiết niệu phụ nữ mang thai có thể gặp
Nhiễm khuẩn không triệu chứng
Đây là nhiễm khuẩn phổ biến nhất; khi đường tiết niệu của người bệnh bị nhiễm khuẩn nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
2 – 14 % phụ nữ khi có thai mới mới mắc tình trạng này. Tỷ lệ mắc mới này tương đương với những phụ nữ không mang thai.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang xảy ra dưới 2% các phụ nữ mang thai; hay gặp ở giai đoạn quý thứ 2 của thai kỳ. Và phần lớn gặp ở thai phụ chưa từng có nhiễm khuẩn không triệu chứng trước đó.
Viêm bàng quang không làm tăng nguy cơ viêm thận – bể thận cấp ở phụ nữ có thai như nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.
Viêm thận – bể thận cấp
Khoảng 1 – 2 % phụ nữ có thai mắc phải tình trạng này. Đây là loại nhiễm trùng đường tiểu nguy hiểm trong thai kỳ vì có thể gây nhiều biến chứng cho thai phụ.
Khi mang thai tử cung của sản phụ thường có xu hướng nghiêng và chèn ép về phía bên phải. Do đó khi bị viêm thận- bể thận cấp, thận phải của thai phụ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn thận trái.
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thận – bể thận cấp là những thai phụ có tiền sử viêm thận – bể thận, có bất thường giải phẫu hệ tiết niệu hoặc có sỏi tiết niệu.
3. Cách điều trị viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai
Viêm đường tiết niệu không điều trị sớm sẽ làm giảm chức năng của bàng quang hoặc thận, thậm chí hệ tiết niệu có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu
Điều trị bằng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Việc điều trị cần phải dứt điểm và kết hợp với vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.
Lưu ý sử dụng kháng sinh là đúng và đủ liều, đồng thời cần điều trị theo phác đồ để tránh tình trạng vi khuẩn không được tiêu diệt hết, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát.
Điều trị bằng đông y
Trong đông y, có một số loại dược liệu được ví như kháng sinh tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn tốt có thể điều trị viêm tiết niệu.
Cần kết hợp sử dụng thảo dược cũng với các thảo dược khác có tác dụng lợi tiểu, uống thật nhiều nước để có thể đào thải được vi khuẩn ra ngoài.
Một chú ý trong việc điều trị bằng đông ý là cần thận trọng khi lựa chọn các cơ sở thuốc. Vì nếu việc bảo quản thuốc không tốt có thể gây nguy hiểm cho thai phụ cũng như em bé.
4. Làm thế nào để phòng tránh được viêm đường tiết niệu
Nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc, nước râu ngô, bông mã đề… để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn. Đây là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.
Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Không mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi.
Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn mạnh…
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn hàng ngày để tăng sức để kháng cho cơ thể. Giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu khi mang thai nếu không được điều trị tốt có thể gây nhiều ảnh hưởng đối người mẹ và em bé. Cần có sự theo dõi kết hợp giữ bệnh lý của người mẹ và thai. Để theo dõi thai và giải đáp thắc mắc trong quá trình mang bầu; các mẹ có thể đặt lịch khám qua Website: Dk.San43nguyenkhang.vn và nhận lịch làm việc của các bác sĩ nhanh chóng và thuận tiện