Khi mang thai thường gặp những loại tăng huyết áp nào ?

03:48 - 05/04/2020 Lượt xem: 349

Bệnh lý tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ và nó để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như thai chậm phát triển, sinh non, nhẹ cân, thai chết lưu… 1. Khi mang thai thường gặp những loại tăng huyết áp nào ? Bệnh cao […]

Bệnh lý tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ và nó để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như thai chậm phát triển, sinh non, nhẹ cân, thai chết lưu…

1. Khi mang thai thường gặp những loại tăng huyết áp nào ?

Bệnh cao huyết áp có thể mắc trước khi có thai; tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp căn bệnh này lại phát triển trong thời gian mang thai. Sau đây là những trường hợp thường gặp:

      • Tăng huyết áp mãn tính.

Tăng huyết áp mãn tính là bệnh cao huyết áp đã có từ trước khi mang thai hoặc xảy ra trước 20 tuần của thai kỳ. Nhưng vì cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ rệt nên khó có thể xác định khi nào nó bắt đầu xuất hiện.

Là bệnh tăng huyết áp phát hiện sau 20 tuần thai; không có hiện tượng dư thừa protein trong nước tiểu; hoặc những dấu hiệu khác của tổn thương các cơ quan nội tạng. Huyết áp thường về bình thường trong vòng 6 tuần sau sinh. Một số phụ nữ bị tăng huyết áp trong thai kỳ sau cùng sẽ có biểu hiện tiền sản giật.

      • Tăng huyết áp mãn tính kèm thêm chứng tiền sản giật.

Tình trạng này xảy ra ở những phụ nữ đã bị bệnh cao huyết áp mãn tính trước khi mang thai; rồi sau đó phát triển lên và ngày càng làm nghiêm trọng; kèm thêm tăng lượng protein trong nước tiểu; hoặc gặp phải các biến chứng khác về sức khỏe trong thai kỳ.

Đôi khi tăng huyết áp mãn tính hoặc tăng huyết áp khi mang thai sẽ dẫn đến hiện tượng tiền sản giật; một biến chứng đặc trưng khi mang thai gây ra bởi huyết áp cao và là những dấu hiệu gây tổn thương cho hệ thống cơ quan khác. Thường diễn ra sau 20 tuần của thai kỳ. Nếu không được điều trị; chứng tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng; thậm chí gây tử vong cho cả người mẹ và em bé. Trước đây, tiền sản giật chỉ được chẩn đoán khi một người phụ nữ mang thai bị cao huyết áp và trong nước tiểu có chứa protein. Tuy nhiên, hiện các chuyên gia biết rằng có thể mắc chứng tiền sản giật mà không hề có protein trong nước tiểu.

2. Một số ảnh hưởng của tăng huyết áp khi mang thai

Cao huyết áp trong khi mang thai sẽ gây ra nhiều rủi ro khác nhau, bao gồm:

      • Giảm lưu lượng máu đến nhau thai.

Nếu nhau thai không được cung cấp đủ máu, em bé có thể sẽ nhận được oxy và chất dinh dưỡng ít hơn. Điều này có thể dẫn đến sự chậm phát triển, sinh con nhẹ cân hay sinh non. Sinh non sẽ gây ra những vấn đề về hô hấp cho bé.

Mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể gây tình trạng sinh non
      • Bong nhau thai.

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ nhau thai bị bong sớm, khi đó nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Bong nhau thai nghiêm trọng có thể gây chảy nhiều máu và làm tổn thương nhau thai, có thể đe dọa đến tính mạng của cả bạn và em bé.

      • Sinh non.

Đôi khi sinh sớm lại là điều cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng của bạn và cả em bé.

      • Biến chứng tiền sản giật:

Nếu mẹ bầu bị tăng huyết áp kèm thêm có protein niệu trong nước tiểu đây là dấu hiệu chính của bệnh tiền sản giật. Một biến chứng vô cùng nguy hiểm trong sản khoa nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

      • Mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Mắc chứng tiền sản giật làm tăng nguy cơ bị bệnh về tim và mạch máu trong tương lai (bệnh tim mạch). Nguy cơ đó thậm chí cao hơn nếu bạn đã bị tiền sản giật nhiều hơn một lần hoặc bạn đã từng sinh non. Để giảm thiểu nguy cơ này, sau khi sinh hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, ăn nhiều trái cây và rau củ, luyện tập thể dục thường xuyên, và không hút thuốc lá.

      • Nguy cơ bị trở phát triển thành tăng huyết áp mãn tính

Người mẹ bị bệnh tăng huyết áp trong thời gian mang thai nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ phát triển thành tăng huyết áp mãn tính.

3. Chẩn đoán tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp khi mang thai được chẩn đoán chủ yếu bằng việc kiểm tra huyết áp cho thai phụ thấy huyết áp ≥ 140/90 mmHg. Ngoài triệu chứng chính này việc chẩn đoán còn dựa trên các biểu hiện lâm sàng như:

      • Cảm giác căng thẳng, khó chịu.
      • Nhức đầu, thấy ù ù trong tai.
      • Hoa mắt, chóng mặt.
      • Tê hoặc ngứa ran ở các chi.
      • Buồn nôn và nôn.
      • Xuất hiện vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.
      • Chảy máu mũi.
      • Nếu nhìn thấy mờ đi, tay chân và mặt bị phù thì bệnh đã nặng.
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai dấu hiệu bệnh tăng huyết áp

Kết hợp với các xét nghiệm thường quy như: Thử nước tiểu phát hiện hồng cầu và protein; creatinin huyết thanh và điện giải đồ; glucose máu lúc đói; điện tâm đồ.

Tăng huyết áp khi mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi sau sinh và cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch trong tương lai cho người mẹ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi; có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Đến với phòng khám mẹ bầu được theo dõi huyết áp, thử nước tiểu định kì; được trực tiếp bác sĩ từ viện sản lớn như phụ sản trung ương, phụ sản hà nội thăm khám, tư vấn.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN
hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua