googleb578e89369db4e48.html

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CA-125?

01:47 - 23/07/2020 Lượt xem: 680

Ngày nay, bệnh ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ. Bởi vậy việc thăm khám định kỳ để sàng lọc, tầm soát ung thư buồng trứng là điều mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Vậy xét nghiệm CA 125 có phát […]

Ngày nay, bệnh ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ. Bởi vậy việc thăm khám định kỳ để sàng lọc, tầm soát ung thư buồng trứng là điều mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Vậy xét nghiệm CA 125 có phát hiện ra ung thư buồng trứng được không? và khi nào cần thực hiện xét nghiệm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Xét nghiệm CA 125 là gì?

Cấu trúc là một glycoprotein, xuất hiện khi ung thư buồng trứng. Khoảng 50-70% bệnh nhân ung thư buồng trứng có nồng độ CA 125 tăng cao trong máu. Vì vậy nó cũng là xét nghiệm quan trọng nhằm bổ trợ cho chẩn đoán ung thư buồng trứng. Nồng độ CA125 tăng cao ở bệnh nhân ung thư buồng trứng là dấu hiệu tiên lượng xấu.

Giá trị của xét nghiệm CA 125 là định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị. CA 125 tăng không đồng nghĩa là bệnh nhân bị ung thư buồng trứng và ngược lại CA 125 bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư vì có tới 30-50% các bệnh nhân ung thư buồng trứng nhưng nồng độ CA 125 vẫn không cao. Trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư buồng trứng nhưng CA125 vẫn bình thường có thể làm thêm các xét nghiệm HE4, CEA, CA19-9.

2. Chỉ số xét nghiệm CA 125 bình thường là bao nhiêu?

Người bình thường có chỉ số CA 125 duy trì ở mức nhỏ hơn 35 UI/ml.

Chỉ số CA 125 tăng cao trong các trường hợp ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và ung thư phổi. Nếu CA 125 tăng > 65 UI/ml thì tiên lượng tới 90% là u ác tính.

xét nghiệm ca 125

Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt cũng khiến cho nồng độ CA 125 trong cơ thể người phụ nữ tăng cao như:

      • Phụ nữ đang trong những ngày có kinh nguyệt hoặc bị mắc bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng; lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo hoặc mắc một số các bệnh lành tính như: viêm phần phụ; viêm gan, viêm tụy, …  cũng khiến cho chỉ số CA 125 cao hơn bình thường.

      • Phụ nữ đang có thai có chỉ số CA 125 cao nhất vào tam cá nguyệt đầu tiên ( (16-268 U/mL), tam cá nguyệt thứ 2(12-25 U/mL) và tam cá nguyệt thứ 3(17-44 U/mL). Do vậy, để phân biệt được các trường hợp ung thư hay không do ung thư, bệnh nhân cần theo dõi sự biến đổi của nồng độ CA 125 huyết tương trong khoảng thời gian tối thiểu là 2 tuần cho đến 1 tháng.

3. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CA-125?

Bạn có thể được thực hiện xét nghiệm CA-125 vì nhiều nguyên nhân:

      • Để theo dõi điều trị

Nếu bạn có ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung; ung thư phúc mạc hay ống dẫn trứng. Bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện xét nghiệm CA-125 để theo dõi tình trạng bệnh và quá trình điều trị của bạn.

      • Để tầm soát ung thư buồng trứng nếu bạn có nguy cơ cao

Nếu ban có tiền sử gia đình ung thư buồng trứng hay bạn có đột biến gen BCRA1 hay BCRA2, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn thực hiện xét nghiệm CA-125 như là một cách để tầm soát ung thư buồng trứng.

Một vài bác sĩ có thể khuyên bạn xét nghiệm CA-125 kết hợp với siêu âm qua ngả âm đạo mỗi 6 tháng đối với phụ nữ có nguy cơ cao.

      • Để kiểm tra sự tái phát của ung thư

Sự tăng lên của CA-125 có thể chỉ ra rằng ung thư buồng trứng đã tái phát sau điều trị.

Mức độ CA125 tăng ở khoảng 80% số phụ nữ bị ung thư buồng trứng và tăng tỷ lệ với tiến trình của bệnh; với kích thước khối u, giảm về bình thường sau phẫu thuật, tăng trở lại nếu tái phát; mức độ CA125 càng cao, tiên lượng càng xấu.

Mức độ CA125 cũng có thể tăng ở một số các ung thư khác; ở một số bệnh lành tính và ở một số trạng thái sinh lý. Vì vậy việc chẩn đoán phân biệt với các tình trạng này là cần thiết.

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase