Khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm?

09:32 - 24/04/2020 Lượt xem: 210

Hiện tượng dậy thì sớm ngày càng gia tăng ở trẻ em. Có thể đem lại những hệ lụy nguy hiểm, không chỉ về tâm lý mà có thể liên quan tới thể chất và sức khỏe của trẻ. Vậy khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm? Bạn hãy tìm hiểu bài […]

Hiện tượng dậy thì sớm ngày càng gia tăng ở trẻ em. Có thể đem lại những hệ lụy nguy hiểm, không chỉ về tâm lý mà có thể liên quan tới thể chất và sức khỏe của trẻ. Vậy khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm? Bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Những biểu hiện dậy thì sớm của trẻ

Dậy thì sớm xuất hiện ở bé gái trước 8 tuổi và ở bé trai trước 10 tuổi và chia ra làm hai loại là dậy thì giả và dậy thì thật.

Trẻ dậy thì giả sẽ có những biểu hiện bên ngoài như đang dậy thì thật. Đối với bé gái thì ngực phát triển to, có lông vùng kín; nhưng tử cung lại không phát triển, không rụng trứng và không có kinh. Đối với bé trai thì thì mọc lông bộ phận sinh dục, tinh hoàn phát triển nhưng không sản xuất được tinh trùng.

Biểu hiện dậy thì sớm của trẻ
Dậy thì sớm được chia thành hai loại: Dậy thì thật và dậy thì giả

2. Nguyên nhân của việc dậy thì sớm

    • Nguyên nhân ở nữ

Dậy thì sớm trung ương: do nồng độ GnRH tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức hocmon sinh dục. GnRH tăng cao có thể do các nguyên nhân sau: khối u trong não hoặc tủy sống, viêm màng não, bức xạ vào não hay cột sống, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon),…

Dậy thì sớm ngoại vi: dạng này ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân do chính bản thân các hormone sinh dục tăng cao. Nhiều bệnh lý có thể dẫn đến việc gia tăng sản xuất estrogen và testosteron gồm: khối u ở tuyến thượng thận; hội chứng McCune-Albright; tăng sản thượng thận bẩm sinh; tiếp xúc với các nguồn estrogen hay testosteron bên ngoài như các loại kem hoặc thuốc mỡ; u nang buồng trứng, khối u buồng trứng…

    • Nguyên nhân ở nam

Nguyên nhân gây dậy thì sớm trung ương bao gồm:

      • Do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
      • Do hậu quả của một số hiện tượng và bệnh lý: Một số hiện tượng xảy ra ở hệ thống thần kinh trung ương như có một khối u ở não hoặc dây cột sống; tổn thương não hoặc dây cột sống, các bức xạ vào não hoặc dây cột sống.
      • Các trường hợp nhiễm trùng tại não như viêm não hay viêm màng não. Sự khiếm khuyết bộ não của trẻ khi sinh như sự tích tụ chất lỏng dư thừa gây tràn dịch não, các khối u không do phải ung thư. Sự tắc nghẽn dòng máu chảy tới não: xảy ra khi bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ.
      • Hội chứng McCune-Albright: Một căn bệnh di truyền có ảnh hưởng đến xương; màu da và gây ra các vấn đề nội tiết.
      • Suy giáp là bệnh lý biểu hiện tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone.
      • Tăng sản thượng thận bẩm sinh do một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại vi bao gồm:

      • Do khối u ở tuyến thượng thận hoặc khối u trong tuyến yên; kích thích tuyến thượng thận tiết ra 1 lượng lớn testosterone ở trẻ nam.
      • Do một số trẻ nam có gen đột biến, một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin; có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosterone ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4.
      • Hội chứng McCune-Albright.
      • Một khối u trong các tế bào mầm (tế bào sản xuất tinh trùng ở nam), hoặc trong các tế bào Leydig (tế bào sản xuất testosterone ở nam).
      • Bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ có có chứa hormone testosterone cho trẻ nam.
      • Ngoài ra, dậy thì sớm hay muộn ở trẻ nam còn do ảnh hưởng rất lớn từ chế độ chăm sóc cho trẻ; môi trường sống và xã hội.

3. Khi nào thì cần cho con đi khám dậy thì sớm

Khi nào cần cho con đi khám dậy thì sớm

Nếu nhận thấy con bạn có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa; bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bạn hãy bình tĩnh, giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường.

Khi nghi ngờ tình trạng dậy thì của trẻ do các nguyên nhân bất thường. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn.

Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện hàm lượng hormone bất thường.

Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u.

Chụp X-Quang cổ tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh so với tuổi thực thì nhiều nguy cơ trẻ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.

Chẩn đoán xác định các loại dậy thì sớm đối với trẻ nam

Tiến hành một thử nghiệm liên quan đến việc tiêm St-RH hormone và sau đó lấy một mẫu máu của người bệnh.

Có thể kết hợp thêm các phương pháp chẩn đoán như:

Kiểm tra tuyến giáp: tiến hành kiểm tra tuyến giáp của trẻ em khi trẻ có các dấu hiệu mệt mỏi, trì trệ, hay cảm lạnh, giảm hiệu suất hoạt động trường học hoặc khô da nhợt nhạt.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp não MRI thường được thực hiện để kiểm tra các bất kỳ bất thường của não bộ gây ra sự bắt đầu dậy thì sớm ở nam.

Có thể tiến hành chạy thử máu bổ sung để tiếp tục kiểm tra nồng độ hormon của trẻ.

Việc theo dõi sự phát triển của trẻ cùng với đó là quan tâm tới tâm lý của trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện được thời điểm dậy thì của con. Trong trường hợp có dấu hiệu dậy thì sớm, cha mẹ cần bình tĩnh giải thích cho trẻ những thay đổi mà con đang gặp phải. cùng với đó, nên đưa trẻ đi khám để có hướng xử trí và điều trị kịp thời. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang