Khi nào cần thực hiện xét nghiệm hormone LH
02:29 - 29/04/2020 Lượt xem: 616
Những trường hợp cần kiểm tra sức khỏe sinh sản, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm nội tiết; trong đó có xét nghiệm hormone LH – một trong những nội tiết quan trọng của cả nam và nữ giới. Vậy có cần chú ý gì khi thực hiện xét nghiệm không? xét nghiệm này […]
Những trường hợp cần kiểm tra sức khỏe sinh sản, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm nội tiết; trong đó có xét nghiệm hormone LH – một trong những nội tiết quan trọng của cả nam và nữ giới. Vậy có cần chú ý gì khi thực hiện xét nghiệm không? xét nghiệm này cần thực hiện khi nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
1. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm hormone LH
LH là hormone giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Khi có nhu cầu muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản là bạn có thể thực hiện được xét nghiệm này.
Xét nghiệm hormone LH chủ yếu được bác sĩ chỉ định để đánh giá vô sinh; kiểm tra vấn đề liên quan tới tuyến yên.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm hormone LH và FSH cùng lúc khi:
- Những người có mong muốn có thai và tiến hành xét nghiệm để xác định chính xác thời điểm rụng trứng.
- Cơ thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt không xảy ra;
- Xuất hiện các triệu chứng rối loạn tuyến yên như sụt cân, mệt mỏi, yếu cơ, chán ăn;
- Nam giới bị giảm ham muốn tình dục, xét nghiệm thấy nồng độ testosterone thấp hơn so với bình thường.
2. Có chú ý gì khi thực hiện xét nghiệm không?
Đối với nam giới, xét nghiệm được tiến hành bất kể khi nào bạn muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản. Đối với nữ giới, thông thường xét nghiệm này được thực hiện vào ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
Trong quá trình thực hiện xét nghiệm gần như bạn không cần phải chuẩn bị gì. Nhân viên y tế sẽ lấy máu đường tĩnh mạch (quá trình thực hiện chỉ trong vài phút); và trả kết quả theo thời gian đã hẹn.
3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm hormone LH
Giá trị của kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào những giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc các thời kỳ hoạt động sinh dục khác nhau.
– Giai đoạn pha nang noãn: nồng độ LH đạt từ 1 – 18 mlU/ml.
– Giai đoạn giữa chu kỳ: nồng độ LH từ 24 – 105 mlU/ml.
– Giai đoạn pha hoàng thể: có nồng độ LH từ 0.4 – 20 mlU/ml.
– Giai đoạn mãn kinh: nồng độ LH từ 15 – 62 mlU/ml.
Đối với nữ giới
Nồng độ LH cao thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng nguyên phát.
Ngược lại, trường bệnh nhân có nồng độ hormone LH thấp có thể là người đó đang có các vấn đề với tuyến yên hay vùng dưới đồi, hoặc bệnh suy buồng trứng thứ phát.
Đối với nam giới
Nếu nồng độ LH đo được trong máu cao là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tinh hoàn.
Còn nồng độ LH thấp thì có thể liên quan đến vấn đề với tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.
Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang