Khi nào nên làm xét nghiệm xác định thai quá ngày dự sinh
09:20 - 16/09/2020 Lượt xem: 476
Thai quá ngày sinh có thể có nhiều nguy hiểm đối với thai nhi. Bên cạnh việc theo dõi trên siêu âm. Bác sĩ còn có thể thực hiện một vài xét nghiệm khi thai quá ngày dự sinh. 1. Khi nào nên làm xét nghiệm xác định thai quá ngày dự sinh Khi bà […]
Thai quá ngày sinh có thể có nhiều nguy hiểm đối với thai nhi. Bên cạnh việc theo dõi trên siêu âm. Bác sĩ còn có thể thực hiện một vài xét nghiệm khi thai quá ngày dự sinh.
1. Khi nào nên làm xét nghiệm xác định thai quá ngày dự sinh
Khi bà bầu mang thai từ tuần thứ 40 đến đến tuần thứ 41, chưa cần thiết phải xét nghiệm. Nhưng đến thời điểm thai nhi được 41 tuần, bác sĩ thường sẽ đề nghị thai phụ làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thai quá ngày dự sinh. Những xét nghiệm này có thể được thực hiện hàng tuần hoặc hai lần mỗi tuần. Đôi khi cần phải lặp lại các xét nghiệm tương tự hoặc thực hiện thêm một xét nghiệm khác. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện giục sinh.
2. Các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh
Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi
Để kiểm tra tình trạng sức khỏe của em bé khi thai quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi và đôi khi phải sử dụng đến phương pháp siêu âm. Trong quá trình thực hiện, hai đai được đặt xung quanh bụng của bà bầu để theo dõi dòng cảm biến. Những cảm biến này sẽ đo nhịp tim thai và tần số co bóp của tử cung.
Thử nghiệm Non-stress Test
Thử nghiệm Non-stress Test (NST) đo nhịp tim của thai nhi trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là 20 phút. Kết quả của Non-stress Test được ghi nhận là có phản ứng (kết quả tốt) hoặc không có phản ứng (kết quả xấu). Kết quả xấu không có nghĩa là thai nhi không khỏe mạnh. Trường hợp kết quả thử nghiệm Non-stress Test không có phản ứng thường phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác mới có đủ thông tin để chẩn đoán chính xác tình trạng thai quá ngày sinh.
Xét nghiệm CST
Xét nghiệm CST (Contraction Stress Test, hay còn gọi ngắn gọn là Stress Test) để theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Để thực hiện xét nghiệm CST, bác sĩ sẽ tiêm hormone oxytocin vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để gây ra các cơn co thắt cơ tử cung giống như khi đang sinh thật. Kết quả xét nghiệm có thể giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của em bé sẽ như thế nào khi xuất hiện những cơn gò tử cung trong khi sinh. Kết quả cũng có thể không rõ ràng hoặc không đạt yêu cầu (khi không có đủ các cơn co thắt tử cung cần thiết để cho ra một kết quả có ý nghĩa).
Trắc đồ sinh vật lý
Trắc đồ sinh vật lý (BPP) là một bảng trắc nghiệm liên quan đến việc theo dõi nhịp tim của thai nhi cũng như siêu âm thai. Xét nghiệm này kiểm tra nhịp tim, hơi thở, chuyển động và trương lực cơ của em bé, từ đó xác định tình hình sức khỏe hiện tại của thai nhi. Lượng nước ối cũng sẽ được đánh giá qua kết quả xét nghiệm.
3. Khởi phát chuyển dạ là gì?
Khởi phát chuyển dạ hay còn gọi là phương pháp giục sinh, thúc sinh; có thể được bác sĩ khuyến nghị nếu thai nhi đã đạt đến 41 tuần tuổi hoặc thai quá ngày dự kiến sinh. Khởi phát chuyển dạ được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc hoặc một biện pháp khác. Để gây chuyển dạ, cổ tử cung của người mẹ cần phải được mềm hóa để chuẩn bị cho quá trình sinh con. Điều này được gọi là sự chín muồi cổ tử cung.
4. Các biện pháp giục sinh khi thai quá ngày dự sinh
- Lóc ối: Với biện pháp này, bác sĩ sẽ đeo găng và dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung.
- Phá vỡ túi nước ối: Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối; qua đó kích thích sự chuyển dạ.
- Oxytocin: Là một loại thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ; được tiêm theo đường tĩnh mạch vào cánh tay của thai phụ. Liều lượng có thể được tăng dần theo thời gian nhưng phải theo dõi cẩn thận.
- Các chất tương tự Prostaglandin: Đây là những loại thuốc được đặt trong âm đạo để làm chín muồi cổ tử cung.
- Làm giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ có thể đặt ống thông có gắn một quả bong bóng rất nhỏ vào cuối cổ tử cung của thai phụ. Sau đó, nước sẽ được bơm vào quả bóng. Khi bóng đã được bơm căng, nó sẽ gây ra tác động áp lực; giúp cổ tử cung mở ra và quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu.
5. Biện pháp giục sinh có những rủi ro gì
Những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện khởi phát chuyển dạ đối với thai nhi quá ngày dự sinh, bao gồm: Thay đổi nhịp tim thai, nhiễm trùng và sự co bóp tử cung quá mạnh. Cả mẹ và em bé cần phải được theo dõi trong suốt quá trình thực hiện giục sinh. Mặt khác, có nguy cơ khởi phát chuyển dạ không có tác dụng. Khi đó, cần phải lặp lại biện pháp giục sinh một lần nữa. Một số trường hợp dẫn đến nguy cơ phải sinh mổ hoặc phải hỗ trợ sinh thường.
Khi thai quá ngày dự sinh, rất có thể bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng các biện pháp giục sinh. Sản phụ nên trao đổi kỹ về các biến chứng có thể xảy ra; để đảm bảo đó là quyết định tốt nhất cho sức khỏe của chính bản thân mình và của con. Để cập nhật những kiến thức về sản phụ khoa và các kiến thức sau sinh tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Thai phụ có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN. Để đặt lịch khám, thai phụ có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn