googleb578e89369db4e48.html

Khi nào sinh thường cần rạch tầng sinh môn?

07:42 - 14/01/2021 Lượt xem: 600

Rạch tầng sinh môn khi sinh thường vẫn luôn là nỗi ám ảnh lớn của các bà bầu trong quá trình vượt cạn. Đa số các trường hợp sinh thường đều bị rạch tầng sinh môn.

1. Khi nào sinh thường bị rạch tầng sinh môn?

Khi nào sinh thường cần rạch tầng sinh môn?

– Chỉ định về phía mẹ

  • Cuộc chuyển dạ kéo dài, mẹ bị giảm sức, cơn co tử cung của mẹ không đủ mạnh để đẩy thai nhi ra ngoài.
  • Độ linh hoạt và sự giãn nở của tầng sinh môn kém, đặc biệt là ở những người mẹ trên 35 tuổi hay những người sinh con so.
  • Mẹ có các bệnh lý vùng bộ phận sinh dục: viêm nhiễm âm hộ âm đạo, viêm vùng đáy chậu, phù nề hay các nhiễm khuẩn khác.
  • Sản phụ mắc bệnh tim mạch hoặc có dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ.

– Chỉ định về phía thai nhi

  • Thai nhi quá to, đầu thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớn.
  • Thai non tháng
  • Ngôi vai hoặc ngôi mông.
  • Có dấu hiệu suy thai khi đầu thai đã xuống thấp.

Chỉ định cắt tầng sinh môn khi sinh thường có làm thủ thuật forceps, giác hút hoặc nội xoay thai.

2. Các bước rạch tầng sinh môn

– Bước 1: Vô cảm vùng cắt

Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo rằng nên hạn chế sử dụng thuốc gây tê để vô cảm trong quá trình cắt tầng sinh môn. Tuy nhiên, ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau và ở những người mẹ có giới hạn chịu đau kém, có thể sử dụng thuốc tê để làm giảm đau đớn trong lúc rạch tầng sinh môn.

– Bước 2: Xác định vị trí cắt

Thường cắt tầng sinh môn ở vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ, cắt ở bờ âm hộ giữa trên và dưới theo hướng chếch từ trên xuống dưới và ra ngoài, tránh cắt quá sâu vì có thể cắt vào cơ nâng hậu môn. Lưu ý thường chỉ cần cắt một bên tầng sinh môn là đủ, rất hiếm có trường hợp phải cắt 2 bên tầng sinh môn mới có thể đưa thai ra ngoài.

– Bước 3: Tiến hành cắt tầng sinh môn

Bằng kéo thẳng và sắc. Thao tác thực hiện phải chuẩn xác và dứt khoát.

Sau khi cắt tầng sinh môn tiếp tục tiến hành đỡ đẻ.

– Bước 4: Khâu tầng sinh môn

Tiến hành khâu sau khi đã sổ hết rau ra ngoài.

Vệ sinh sạch tầng sinh môn và đảm bảo vô khuẩn trước khi khâu.

Có thể gây tê tại chỗ trong lúc khâu nếu sản phụ không chịu được đau.

Tiến hành khâu: chia làm 3 thì khâu theo từng lớp cấu trúc của tầng sinh môn:

  • Thì khâu âm đạo: khâu bằng chỉ tự tiêu, khâu từ trong ra ngoài, hai mép vết khâu và khớp nhau để tránh để lại đường hầm sau khâu.
  • Thì khâu cơ: nên khâu gần tới da, khâu khép kín để tránh tạo lỗ hổng giữa 2 lớp cơ và da.
  • Thì khâu da:cũng khâu tương tự như 2 thì kia nhưng có thể sử dụng loại chỉ chậm tiêu hơn chỉ ở âm đạo và lớp cơ.

– Lưu ý khi khâu vết rạch tầng sinh môn:

Khâu đúng theo giải phẫu tầng sinh môn

Không để lại đường hầm sau khâu dễ gây các biến chứng về sau.

Khoảng cách giữa các nút chỉ khâu vừa phải, không thít quá chặt và cũng không để quá lỏng.

Sau khâu để vết khâu được khô ráo.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai và khám phụ khoa uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ và kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Để đặt lịch khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?