googleb578e89369db4e48.html

Khoét chóp cổ tử cung trong sinh thiết cổ tử cung

04:54 - 21/11/2020 Lượt xem: 762

1. Khoét chóp cổ tử cung (CTC) là gì ?

Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung để loại bỏ tổn thương ở cổ tử cung và toàn bộ vùng bị biến đổi.

2. Thực hiện khoét chóp (CTC) khi nào?

Thủ thuật này thường các bác sĩ chỉ định trong trường hợp:

Cần chẩn đoán các tình trạng tiền ung thư cổ tử cung ở người bệnh.

Điều trị các tình trạng ung thư biểu mô tại chỗ, tiền ung thư cổ tử cung hoặc giai đoạn IA1 của ung thư cổ tử cung.

3. Kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung

Khoét chóp cổ tử cung trong sinh thiết cổ tử cung

Hiện có nhiều phương pháp điều trị tổn thương cổ tử cung như đốt điện, áp lạnh, đốt laser, khoét chóp bằng dao điện, laser, bằng vòng điện… Và kỹ thuật khoét chóp CTC bằng vòng điện (LEEP – loop electrosurgical excision procedure) đang được áp dụng phổ biến nhất.

Khoét chóp CTC bằng vòng điện là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung (vùng chuyển tiếp ở cổ tử cung nằm trong âm đạo); để loại bỏ tổn thương ở cổ tử cung và toàn bộ vùng bị biến đổi. Kỹ thuật này có thể được chỉ định trong việc chẩn đoán và điều trị với ưu điểm là dễ áp dụng, có giá thành thấp, cầm máu tốt, lấy được đủ bệnh phẩm còn nguyên vẹn để gửi xét nghiệm mô bệnh học sau khi tiến hành thủ thuật.

4. Chỉ định và chống chỉ định 

Mục đích của kỹ thuật là điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung (loạn sản biểu mô các mức độ từ nhẹ đến nặng) và một số tổn thương lành tính cổ tử cung như: lộ tuyến đã điều trị áp lạnh nhưng không đạt hiệu quả mong muốn; u xơ cổ tử cung; đa polyp cổ tử cung…

Chỉ định

Khoét chóp CTC được chỉ định trong các trường hợp sau:

Có kết quả tế bào học bất thường, không phù hợp với chẩn đoán mô bệnh học; không quan sát được trọn vẹn vùng chuyển tiếp.

Có tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư vi xâm lấn cổ tử cung trên mẫu bệnh phẩm nạo ống cổ tử cung;

Tổn thương nội biểu mô cổ tử cung (CIN) tái phát sau điều trị;

Chống chỉ định

Người bệnh rối loạn đông máu;

Người bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp chưa được điều trị ổn định;

Người bị viêm nhiễm vùng chậu vừa và nặng: Trì hoãn tới khi điều trị khỏi;

Người đang mang thai: Trì hoãn đến hết thời kỳ hậu sản.

Bài viết liên quan

Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp