Khối u tế bào mầm
14:42 - 04/01/2023 Lượt xem: 569 Tác giả: Thanh Nga
Khối u tế bào mầm chiếm tỷ lệ khoảng 15-20% của tất cả các loại khối u buồng trứng, là loại khối u có nguồn gốc từ tế bào mầm. Khối u tế bào mầm thường gặp ở người trẻ tuổi, thường gặp dưới 20 tuổi. Những bệnh nhân trẻ hơn thường là ác tính.
1. Triệu chứng
Khoảng 85% có triệu chứng đau bụng, sờ thấy khối u ở hạ vị, và khoảng 10% có thể gặp vỡ u, xoắn u, chảy máu, đôi khi có thể sốt (10%), chảy máu âm đạo (10%)
Trong ung thư tế bào mầm, vai trò hCG, AFP (Alpha Fetoprotein) và LDH (Lactic Dehydrogenase) là có giá trị trong chẩn đoán, theo dõi trong quá trình điều trị và theo dõi tái phát sau điều trị.
2. Điều trị
2.1 Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất
2.2 Sau mổ nên kết hợp điều trị hóa chất
Đặc biêt trong ung thư tế bào mầm, hóa chất có tác dụng tốt nhất là VAC (vincristine, actinomycin D & cyclophosphamid). Hóa chất có tác dụng làm khối u thoái hóa, không những ở giai đoạn sớm mà ngay cả giai đoạn bệnh tiến triển và tái phát.
3. Phác đồ điều trị theo VAC
Vincristine 1mg tiêm tĩnh mạch 1 tuần 1 lần
Actinomycin D 0,5mg tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày
Cyclophosphamide 200mg (tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày)
Nghỉ 4 tuần dùng tiếp đợt khác. Tổng liều 12 đợt. Khi dùng hóa chất lưu ý thử lại chức năng gan, thận, và công thức máu sau 1 đợt điều trị.
Tia xạ: trong ung thư tế bào mầm, đặc biệt là khối u dysgermimona có ý nghĩa.
Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.